Lý do người bán không róc vỏ cây mía trước khi ép nước

Phần lớn người dân nghĩ rằng làm ăn mía, hay ép nước từ cây mía đều phải dóc vỏ cho sạch nhưng bác sĩ đông y lại bảo họ giữ lại vỏ mía là đúng.

Lý do người bán không róc vỏ cây mía trước khi ép nước
Ăn cây mía thì đừng róc vỏ

Một lần anh Nguyễn Văn D. (Hà Nội) bị sưng cái nhọt gần tai cả tuần chẳng vỡ, khiến lúc nào cũng có cảm giác đau đau, nhưng nhức rất khó chịu. Một anh bạn là bác sĩ khuyên anh D. chữa cái nhọt đó bằng cách ăn mía, hoặc uống nước ép từ cây mía để giúp cơ thể thanh lọc và làm mát gan cho tiêu đi cái nhọt đó – bởi mụn nhọt, hay bệnh tật cũng từ gan mà ra.

Từ đó anh D. mới biết ngoài giải khát cây mía còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống như thế.

Ly do nguoi ban khong roc vo cay mia truoc khi ep nuoc
Vỏ cây mía có rất nhiều tác dụng tốt, nên làm sạch để sử dụng, không nên róc vứt đi. Ảnh minh họa. 
Cây mía có rất nhiều công dụng tốt cho con người khi bình thường, và rất tốt cho cơ thể mỗi khi đau ốm, ho, sốt, chán ăn, mệt mỏi... bởi trong 1 ly nước mía chứa 13g chất xơ (gần 52% nhu cầu chất xơ hằng ngày cho cơ thể. Nước mía chứa rất nhiều đường (hơn 70% đường có trong nước), còn rất nhiều chất khoáng, axit hữu cơ... rất có lợi cho sức khỏe.
1 ly nước mía mát lạnh, ngọt lịm ngoài giải khát, còn dưỡng phế khí (mùa hạ), cung cấp nhiệt lượng, bổ sung nước (do mất nước sinh lý), hay bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn...).
Nhưng hầu hết mọi người đang ăn mía sai cách, vì rất nhiều tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu nằm ở phần... vỏ cây mía.
Ở nhiều nước tiên tiến từ 20 năm trước đã chế biến thành phần từ vỏ ngoài của cây mía (phấn) để làm thuốc giảm cân và một số thuốc cân bằng chuyển hóa (kiểu ổn định đường huyết, cholesterol...).
Ở Việt Nam hồi chưa có máy ép nước mía thì nhiều người trẻ hay lau khúc mía rồi dùng răng tước vỏ mía, chít sạch nước rồi mới ăn tới thịt mía.
Ngày nay thì nhiều chủ quán nước mía rửa vỏ cây mía, hoặc lau sơ rồi cho luôn cả cây mía vào máy ép. Khâu vệ sinh không đảm bảo vệ sinh nên cốc nước mía bị coi là nhiều vi trùng nhất. Nhưng nếu yêu cầu họ đẵn mía khúc, rửa sạch, lau sơ nước muối thì bạn lại bị chê là "có vấn đề", và chả chủ quán nào nghe theo cả.
Và thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là thời kỳ cây mía có loại nấm độc sinh sôi nhiều nhất, có thể gây hại cho cơ thể thì việc ăn mía cả vỏ không dễ gì thực hiện.
Ly do nguoi ban khong roc vo cay mia truoc khi ep nuoc-Hinh-2
Nước mía sạch là đồ uống bồi bổ sức khỏe rất tốt. Ảnh minh họa. 
Sau đây là một số cách dùng cây mía trong cuộc sống:
Nước mía: Mía tươi dóc vỏ, đẵn khúc ăn, hay ép nước uống – có công dụng tốt cho người bị sốt, khô họng, tiểu rắt, dự phòng đái tháo đường, ức chế u bướu…
Nước mía gừng tươi: Công dụng trị trào ngược dạ dày thực quản, ói ra thức ăn dịch vị… Nước mía ép 50 – 100ml, thêm nước gừng tươi tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một.
Nước mía nóng: Nước mía ép, đun cách thuỷ đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Công dụng trị nôn ói, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà...).
Nước mía nấu cháo kê: Nước mía 400g, hạt kê xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi rất tốt.
Nước mía hạ sốt: Nước mía được coi là loại nước điện giải có khả năng bù nước nhanh, cung cấp năng lượng, hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.
Nước mía giải cảm cúm, viêm họng: Dùng 3 cốc nước mía/tuần là phương thuốc hiệu quả có thể dùng cả 4 mùa để tránh bệnh viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm "hỏi thăm".
Nước mía còn giúp cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt, chống táo bón và tiêu hóa tốt.
Ly do nguoi ban khong roc vo cay mia truoc khi ep nuoc-Hinh-3
Người yếu bụng uống nước ép từ cây mía nên cho thêm gừng. Ảnh minh họa. 
Mùa hè sắp tới, uống nước mía như thế nào
Theo Đông y, cây mía có vị ngọt mát, vào phế vị. Nước mía được ép từ cây mía giúp làm mát nhanh cơ thể, giải khát và cung ứng đường cho cơ thể, giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, khử độc tố trôi độc tố ra khỏi gan thận, ngừa say nắng, tốt cho xương khớp, giúp hệ vận động dẻo dai hơn, phòng chống ung thư (nhờ giàu tính kiềm).
Sau đây là một số cách dùng cây mía:
Nước mía tươi: Mía tươi róc vỏ, chặt thành khúc ép lấy nước mát để uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu gắt.
Nước mía gừng tươi: Nước mía ép 30 - 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7:1. Uống từng chút một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị, chữa chứng nôn mửa.
Nước mía nóng: Dùng 100ml nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, ngày uống 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà...).
Rượu nho mía: Nước mía 30 - 50ml, rượu vang nho 30 - 50ml. Trộn đều, ngày uống 2 lần. Dùng để chữa viêm dạ dày mạn tính.
Nước mía ép ngó sen: Nước mía 500 - 100g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, uống ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp (tiểu rắt, tiểu buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).
Nước mía hòa nước sắc hoàng liên: Giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng, hay khi bị viêm kết mạc cấp tính.
Mía tươi: Miệng khô khát mùa hè, người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, tiểu vàng dùng mía tươi dóc vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.
Nếu bị sốt cao, mất nước, miệng khô: Dùng 1-2 ly nước mía/ngày, ngày 3 lần.
Mía tươi củ cải trắng: Bị viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính dùng củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước uống. Mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml hoa tan uống. Ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày.
Miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón: Mía 250g, rễ tranh 30g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): Mùa đông nấu nước mía uống nóng.
Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
Da đẹp sáng sau 2 tuần, giúp nhuận tràng, hết táo bón: Mía lau nấu với rễ cỏ tranh, râu ngô, mã đề và đường phèn có thể uống thay nước lọc cả ngày
Nước mía nấu cháo: Nước mía 200ml, gạo 60g (nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng). Món này dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát, ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón. Người đang ốm sốt, môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... ăn cháo nấu bằng nước mía rất tốt để thanh hư nhiệt, nhuận phế, trừ đàm...
Lưu ý người dân là: Cây mía có tính hàn nên với những người yếu bụng, người có cơ địa hàn... khi dùng nước mía, hay ăn cây mía tươi thì nên cho gừng để cân bằng và ôn ấm tỳ vị. Trường hợp dùng lâu dài có thể kết hợp với 10-20g gừng tươi.
Những người kiêng kị với nước mía
- Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng (chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi), không dùng nước mía tươi hoặc nước mía đã để qua đêm.
- Nước mía sau khi ép phải uống trong vòng 15 phút. Hoặc bịt kín cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn, nhưng không quá 1 buổi. Không nên để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước mía.
- Tác dụng phụ lớn nhất của nước mía là nhiều calo, nếu uống vào buổi tối, thiếu kiểm soát trong thời gian dài có thể bị tăng cân và vài vấn đề về sức khỏe. Sau 20 giờ hàng ngày không nên uống nhiều nước mía.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên uống nhiều nước mía, tuy giảm bớt nghén, nhưng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Nước mía ngọt, nên uống buổi tối nhớ đánh răng, súc họng kỹ trước khi đi ngủ.

Bán muối, mía ngày Tết: Vốn ít, lãi tiền triệu mỗi ngày

Người Việt vẫn luôn quan niệm rằng mua muối, mía đầu năm để lấy may. Chính vì vậy, chỉ với số vốn ít ỏi, kinh doanh hai mặt hàng này có thể giúp các tiểu thương thu tiền triệu mỗi ngày, đặc biệt là ngày mùng một Tết.

Bán muối, mía ngày Tết: Vốn ít, lãi tiền triệu mỗi ngày
Người Việt ta vẫn luôn quan niệm “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, với ý nghĩa: vị mặn của muối giúp xua đuổi tà ma và mọi điều kém may mắn trong năm cũ để mang lại nhiều may mắn, sự ấm cúng, no đủ trong năm mới.

Nhờ em trai đi mua mía, choáng váng khi nhận về "cây tre trăm đốt"

"Nhờ đứa em đi mua mấy cây mía mà nó mua như thế này đây, đúng “cây tre trăm đốt luôn”, không hiểu sao người ta có thể bán được cây mía này nữa", anh chàng than thở.
 

Nhờ em trai đi mua mía, choáng váng khi nhận về "cây tre trăm đốt"
Đúng là chẳng tình huống nào giống tình huống nào, đôi khi có những chuyện đến tự nhiên và "bất thình lình" quá đỗi khiến người ta thật sự không biết nên cười hay nên khóc.

Mãn nhãn mía tím kiểng giá tiền triệu hút khách ngày Tết

(Kiến Thức) - Những cây mía được nhà vườn đưa lên chậu thành cây cảnh đẹp mắt thu hút nhiều khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán. 

Mãn nhãn mía tím kiểng giá tiền triệu hút khách ngày Tết
Man nhan mia tim kieng gia tien trieu hut khach ngay Tet
 Cùng với đào, mai, quất...vài năm gần đây, những cây mía cũng được nhà vườn đưa lên chậu thành kiểng chơi trong dịp Tết. Ảnh: Dân Việt. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

6 sai lầm của người Việt khi ăn thịt bò

6 sai lầm của người Việt khi ăn thịt bò

Thịt bò là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, rất nhiều người đang ăn sai cách khiến thịt bò mất sạch chất dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho cơ thể.
10 loại trái cây tăng cường máu cho người thiếu máu

10 loại trái cây tăng cường máu cho người thiếu máu

Thiếu máu là một căn bệnh dường như rất nhiều người gặp phải. Căn bệnh này được mô tả bằng sự giảm khối lượng hồng cầu xuống dưới giá trị trung bình, đây được cho là một tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.