WHO cảnh báo về chất độc hại có trong nhiều món ăn quen thuộc

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá chất béo chuyển hóa có tính độc hại khiến 5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.

WHO cảnh báo về chất độc hại có trong nhiều món ăn quen thuộc

Báo cáo năm 2022 của WHO về loại bỏ chất béo chuyển hóa toàn cầu, được công bố ngày 23/1, yêu cầu các nước cấm chất béo chuyển hóa làm tắc nghẽn động mạch và tăng cholesterol.

Theo Yahoo, WHO đã đưa ra lời kêu gọi về việc loại bỏ chất béo chuyển hóa trên toàn thế giới vào năm 2023 do nguy cơ gây ra 500.000 ca tử vong sớm mỗi năm.

WHO canh bao ve chat doc hai co trong nhieu mon an quen thuoc
Chất béo chuyển hóa có trong nhiều loại thực phẩm chiên rán. Ảnh minh họa: Guardian

Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, bày tỏ mong muốn loại bỏ chất béo gây ra nguy cơ sức khỏe rất lớn: "Chúng ta không biết chất béo chuyển hóa có lợi ích gì nhưng những rủi ro sức khỏe rất lớn làm phát sinh chi phí cho hệ thống y tế. Loại bỏ chất béo chuyển hóa tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đó là hóa chất độc hại gây chết người, không nên có trong thực phẩm. Đã đến lúc loại bỏ chất béo này mãi mãi".

Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cho biết, mặc dù 43 quốc gia đã áp dụng các chính sách tốt nhất nhưng vẫn có hơn 5 tỷ người không được bảo vệ. Ai Cập, Australia, Hàn Quốc, Iran, Pakistan và Ecuador nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tim cao do chất béo chuyển hóa.

Tiến sĩ Francesco Branca, Giám đốc Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm của WHO, kêu gọi những quốc gia chưa có chính sách với chất béo chuyển hóa thực hiện hành động khẩn cấp.

Chất béo chuyển hóa là gì?

Theo Tổ chức Tim mạch và Đột quỵ Canada, chất béo chuyển hóa - còn gọi là axit béo không bão hòa chuyển hóa - là loại chất béo có trong một số loại thực phẩm.

Vào đầu thế kỷ 20, các sản phẩm thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa đã trở nên phổ biến như một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí cho chất béo động vật.

Cho đến những năm 1990, chất béo chuyển hóa vẫn được đánh giá tốt cho sức khỏe và thường được sử dụng trong sản xuất thực phẩm quy mô lớn.

WHO canh bao ve chat doc hai co trong nhieu mon an quen thuoc-Hinh-2

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa có thể dẫn tới bệnh tim. Ảnh minh họa: News-medical

Hai loại chất béo chuyển hóa - nhân tạo và tự nhiên

Chất béo chuyển hóa nhân tạo sinh ra khi hydro được thêm vào dầu thực vật lỏng để làm cho dầu đặc hơn, giúp dầu có thời hạn sử dụng lâu hơn nhiều. Dạng chất béo chuyển hóa này có hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa tự nhiên có trong các sản phẩm từ sữa, thịt bò và thịt cừu và không bị coi là nguy hiểm.

Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa nhân tạo có thể tìm thấy trong thực phẩm chiên hoặc các món nướng thương mại như bánh rán, vỏ bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên.

Hóa chất có hại này cũng có thể có trong bơ thực vật, bánh pizza đông lạnh, bỏng ngô quay trong lò vi sóng, kem cà phê không sữa và các thức ăn vặt/đồ ăn tiện lợi khác.

Để biết thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa hay không, hãy kiểm tra nhãn. Nếu thành phần có ghi "dầu hydro hóa", điều đó đồng nghĩa sản phẩm chứa chất béo chuyển hóa

WHO: Không còn “vùng không lưu hành” đậu mùa khỉ

Sau báo cáo về tổng số ca nhiễm/nghi nhiễm đậu mùa khỉ ở vùng không lưu hành "vượt mặt" số ca ở vùng lưu hành, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố xóa bỏ lằn ranh này.

WHO: Không còn “vùng không lưu hành” đậu mùa khỉ
Tờ Medical Xpress dẫn lời WHO trong một thông cáo báo chí ngày 17-6 cho biết họ đã xóa bỏ sự phân biệt giữa các quốc gia lưu hành và không lưu hành trong dữ liệu của mình về bệnh đậu mùa khỉ để thống nhất tốt hơn việc phản ứng với virus.

Phòng biến chủng mới COVID-19: Khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại

Bộ Y tế cho biết, các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vắc xin COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Phòng biến chủng mới COVID-19: Khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại

Phong bien chung moi COVID-19: Khuyen cao tiem mui nhac lai

Đẩy mạnh tuyên truyền tiêm mũi nhắc lại. Ảnh: P.V

Từng mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm, biến chứng

Món tuyệt đối không nên ăn trước khi tập luyện

Bạn không nên ăn thực phẩm giàu chất béo trước khi tập vì cơ thể cần nhiều năng lượng để xử lý và khiến bạn chậm chạp.

Món tuyệt đối không nên ăn trước khi tập luyện

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe. Nhưng giữa lịch trình công việc bận rộn, gia đình và các trách nhiệm khác, chúng ta có thể khó có đủ năng lượng.

Các chuyên gia cho biết, một số loại thực phẩm nâng cao hiệu suất tập luyện thể thao của bạn. Bên cạnh đó, cũng có một loại thực phẩm bạn không bao giờ nên ăn trước khi tập do ức chế hiệu quả vận động.

Lên kế hoạch cho các bữa ăn

Thức ăn cung cấp nhiên liệu, vì vậy ăn không đủ khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chóng mặt và đói.

Nhưng ăn sai thực phẩm trước khi tập luyện sẽ làm bạn đầy hơi, lờ đờ hoặc buồn nôn. Tất cả đều ảnh hưởng tới thành tích thể thao của bạn.

Điều quan trọng là đạt được sự cân bằng phù hợp của các chất dinh dưỡng để tăng thời gian trên máy chạy bộ hoặc tập tạ. Việc lập kế hoạch ăn uống hỗ trợ tiêu hóa trước khi tập gym rất quan trọng.

Theo Mayo Clinic, tốt nhất chỉ nên tập luyện sau bữa ăn chính ít nhất 3 đến 4 giờ. Bạn có thể nhâm nhi đồ ăn nhẹ từ 1 tới 3 giờ trước khi tập, điều này giúp bạn tăng thêm một chút năng lượng, ngăn chặn cơn đói làm bạn mất tập trung.

Món không nên ăn trước khi tập

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, chất béo lành mạnh là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, cần chiếm khoảng 35% lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên ăn thực phẩm giàu chất béo trước khi tập luyện. Đó là bởi cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để xử lý chất béo và điều này có thể làm bạn chậm chạp khi tập thể dục.

Nếu chọn chất béo cho bữa ăn nhẹ trước khi tập, tốt nhất bạn nên tránh chất béo bão hòa để có được những lựa chọn bổ dưỡng hơn. Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm các loại hạt, quả bơ, cá béo, hạt chia, trứng và dầu ô liu.

Chế độ ăn nhiều carbohydrate nâng cao hiệu suất thể thao

Các nghiên cứu đã chỉ ra, ăn các loại carbohydrate phức hợp trong những ngày và giờ trước khi tập luyện cường độ cao hoặc kéo dài có thể tăng cường sức bền.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Thể thao cho biết: “Mục tiêu chính của các chiến lược dinh dưỡng trước khi tập luyện là tối đa hóa lượng carbohydrate dự trữ”.

Trên thực tế, các nhà khoa học phát hiện, việc tăng lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống ở những ngày trước khi thi đấu thể thao kéo dài 90 phút trở lên sẽ làm tăng mức glycogen - dự trữ nhiên liệu để phát triển cơ - và nâng cao hiệu suất tập thể dục.

Chế độ ăn cân bằng mang tính quyết định

Mặc dù ăn carbohydrate là một cách tuyệt vời để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe tổng thể của mình là ăn nhiều loại thực phẩm cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng.

Chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất đều rất quan trọng và có trong thịt nạc, cá, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu.

Lắng nghe cơ thể khi thử kết hợp thực phẩm khác nhau có thể giúp bạn đạt được sự cân bằng tối ưu.

Mon tuyet doi khong nen an truoc khi tap luyen

Tập thể dục vào buổi sáng hay buổi tối giảm mỡ bụng nhiều hơn?Đối với phụ nữ, tập thể dục vào buổi sáng giúp giảm mỡ bụng, giảm huyết áp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.