Phòng biến chủng mới COVID-19: Khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại

Bộ Y tế cho biết, các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vắc xin COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Phong bien chung moi COVID-19: Khuyen cao tiem mui nhac lai

Đẩy mạnh tuyên truyền tiêm mũi nhắc lại. Ảnh: P.V

Từng mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm, biến chứng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo, đối với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến chủng SARS-CoV-2 trước đây. Do vậy, những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết, người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, bao gồm trẻ em và người lớn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực. Số mắc và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, nhưng ở một số khu vực, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện các biến chủng mới.

Về hiệu quả của liều tiêm nhắc lại, bà Hồng cho biết, tiêm mũi nhắc vắc xin COVID-19 sẽ làm gia tăng nồng độ kháng thể bảo vệ, qua đó giúp cho cơ thể được bảo vệ trước nguy cơ mắc COVID-19, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm số ca tiến triển bệnh nặng và ca tử vong do COVID-19.

Phong bien chung moi COVID-19: Khuyen cao tiem mui nhac lai-Hinh-2

Tại Việt Nam vẫn còn bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh: Thái Hà

Tại cuộc họp, đại diện WHO khuyến cáo, sau 4-6 tháng, cần tiêm tăng cường, trong đó ưu tiên cho những đối tượng nguy cơ cao. Theo WHO, giai đoạn này rất quan trọng để Việt Nam thực hiện tiêm liều tăng cường cho người dân.

“Chúng ta không thể coi COVID-19 là bệnh nhẹ vì ngay cả tiêm vắc xin rồi vẫn mắc bệnh. Trong khi đó, các quốc gia vẫn đang lưu hành các biến thể mới. Trên toàn cầu, các biến thể mới ngày càng gia tăng làm tăng số mắc trên toàn cầu”, đại diện WHO lưu ý.

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vắc xin liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vắc xin COVID-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

“Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin COVID-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới”, bà Hồng nói.

Theo giới chuyên môn, tình trạng hậu COVID-19 có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da… trong thời gian dài có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội bình thường của người bệnh. Theo thông báo trong tháng 6 của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 60% trường hợp mắc bệnh bị hậu COVID-19 và 30% phải nhập viện điều trị hậu COVID-19.

Cần tiêm mũi 3 và 4

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 được triển khai rộng khắp hơn 1 năm qua với trên 228 triệu mũi tiêm đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, song song với việc Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan dịch bệnh, cuộc sống người dân trở lại bình thường, hiện nay đã xuất hiện tâm lí chủ quan, từ chối không đi tiêm vắc xin tại nhiều địa phương.

“Nhiều người dân đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm mũi bổ sung vắc xin phòng COVID-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều tiêm bổ sung thuộc liều tiêm cơ bản và không phải là liều tiêm nhắc”, ông Lân thông tin.

Thông tin tại họp báo, TS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lí khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết, tại Việt Nam, Hệ thống quản lí điều trị COVID-19 ghi nhận trong số 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có tới 52,8% số tử vong là chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19; 29,8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vắc xin và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi.

“Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản”, TS Dương nói.

Chiều 20/11: Đã tiêm hơn 106,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Tính đến 14h ngày 20/11, cả nước đã tiêm được hơn 106,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Hơn 53% người trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều.

Hơn 53% người trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19

Lý do một số người tiêm 4-5 mũi vắc xin Covid-19

Dù đã tiêm 5 mũi vắc xin Covid-19 nhưng Ricks vẫn không có lượng kháng thể như người khác.

Nếu được yêu cầu xuất trình thẻ tiêm chủng, Stacey Ricks có thể chọn 1 trong 3 thẻ.

Ricks, 49 tuổi, đã ghép thận và phải dùng thuốc ức chế miễn dịch. Cô không có kháng thể ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm 2 mũi Moderna.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.