WHO: Không còn “vùng không lưu hành” đậu mùa khỉ

Sau báo cáo về tổng số ca nhiễm/nghi nhiễm đậu mùa khỉ ở vùng không lưu hành "vượt mặt" số ca ở vùng lưu hành, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố xóa bỏ lằn ranh này.

Tờ Medical Xpress dẫn lời WHO trong một thông cáo báo chí ngày 17-6 cho biết họ đã xóa bỏ sự phân biệt giữa các quốc gia lưu hành và không lưu hành trong dữ liệu của mình về bệnh đậu mùa khỉ để thống nhất tốt hơn việc phản ứng với virus.
Cho đến vài tháng trước, bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ giới hạn ở Tây và Trung Phi (thường được coi như vùng lưu hành của căn bệnh) nhưng hiện đã hiện diện ở mọi châu lục trên toàn thế giới với số ca ngày một tăng nhanh chủ yếu do lây truyền từ người sang người.
WHO: Khong con “vung khong luu hanh” dau mua khi
Điều chế vắc-xin đậu mùa, thứ có thể đồng thời ngăn chặn đậu mùa khỉ - Ảnh: REUTERS 
Theo báo cáo của WHO từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 15 tháng 6, có 2.103 trường hợp đậu mùa khỉ đã được xét nghiệm khẳng định trên toàn thế giới, hiện diện ở 42 quốc gia. Trước đó báo cáo số ca bao gồm cả nhiễm và nghi nhiễm (do chưa được xét nghiệm khẳng định nhưng có triệu chứng) ở vùng lưu hành cũ là khoảng 1.500, số ca "ngoài vùng lưu hành" đã đạt hơn 1.600.
Vào ngày 17-6, Chile trở thành quốc gia mới nhất báo cáo có ca bệnh đậu mùa khỉ, theo hãng tin Reuters.
Trước đó WHO cũng tuyên bố về một cuộc họp khẩn cấp dự tính tổ chức ngày 23-6 để xác định xem có nên phân loại dịch bệnh đậu mùa khỉ toàn cầu là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) hay không. PHEIC được coi là mức báo động cao nhất mà WHO có thể ban bố.

Dấu hiệu cực dễ nhận biết của bệnh tiểu đường

Khát nước, đi tiểu thường xuyên, nhìn mờ, hay gắt gỏng là những triệu chứng phổ biến, đáng chú ý đầu tiên của bệnh tiểu đường.

Dau hieu cuc de nhan biet cua benh tieu duong

Bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn: Thông thường, mỗi người đi tiểu 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng bệnh nhân tiểu đường sẽ đi nhiều hơn. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn trong việc phân hủy thức ăn thành đường. Do đó, máu chứa nhiều đường hơn. Lúc này, cơ thể phải loại bỏ nó bằng cách thải ra ngoài qua nước tiểu. Đó là lý do bạn đi vệ sinh rất nhiều. Ảnh: Verywellhealth.

Dau hieu cuc de nhan biet cua benh tieu duong-Hinh-2

Bạn khát nước hơn bình thường: Theo Reader’s Digest, vì đi tiểu nhiều, bạn có thể bị mất nước và khát thường xuyên hơn. Khi uống nhiều nước, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn. Thậm chí, nhiều người có xu hướng thèm uống các loại đồ uống như nước trái cây, nước ngọt có ga… để làm dịu cơn khát. Những đồ uống có đường này càng làm tăng lượng đường dư thừa trong máu, khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Ảnh: Myhealthexplained.

WHO họp khẩn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh mới

Sau hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn, lo ngại virus hiếm gặp này sẽ gây ra làn sóng dịch mới.

Ngày 21/5, Guardian dẫn lời ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, lo ngại về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vào mùa hè, khi các cuộc tụ tập đông đúc, lễ hội diễn ra thường xuyên. Vị chuyên gia dự báo các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể tăng nhanh trong những tháng tới. Hiện tại, virus gây bệnh này lan khắp châu Âu với khoảng 100 ca mắc.

Theo Reuters, hôm 20/5, nhóm Cố vấn Chiến lược và Kỹ thuật về các mối đe doạ truyền nhiễm nguy cơ trở thành dịch và đại dịch (STAG-HI), thuộc WHO, tổ chức cuộc họp khẩn bàn về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.