Nhà giáo ưu tú: “Quan” nhiều hơn “dân“

Nhà giáo ưu tú: “Quan” nhiều hơn “dân“
Danh sách nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú vừa được công bố và một lần nữa cho thấy các loại danh hiệu vẫn cùng một công thức “quan nhiều hơn dân”.
 
Trong 610 người được phong tặng, chỉ có 77 giáo viên THPT, THCS, tiểu học và mầm non. Rất nhiều tỉnh tuyệt không có bất cứ giáo viên nào được phong nhà giáo ưu tú, chỉ toàn là lãnh đạo.

Nhìn tên và chức vụ quan chức xuất hiện dày đặc từ trên xuống dưới trong bản danh sách, có thể thấy một điều gì đó không công bằng, còn có điều gì đó thiếu sót và thiếu vắng. Quá ít gương mặt những người thầy trực tiếp dạy học. Giáo sư, tiến sĩ, lãnh đạo các đơn vị cống hiến đời mình vì sự nghiệp giáo dục, họ xứng đáng được phong danh hiệu, nhưng còn rất nhiều thầy cô khác thầm lặng hy sinh, thậm chí trả giá cả cuộc đời vì học trò, vì nghề nghiệp, nhưng họ đã bị quên lãng.

Có biết bao thầy - cô giáo hy sinh tuổi thanh xuân, vác chữ lên non, sống nghèo khổ, túng thiếu để trồng người ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi. Họ lặn lội đi đến từng nhà học sinh, thuyết phục, vận động các em đi học. Họ cũng đi đò, bơi qua sông qua suối để đến với bảng đen phấn trắng. Không phải một ngày, hai ngày mà hàng chục năm tận tụy như vậy. Những con người đó không ưu tú ư?

Hai giáo viên Trần Hướng (Quảng Trị) và Bùi Thị Nhung (Khánh Hòa) tình nguyện ra sinh sống và dạy học ở Trường Sa. Họ bỏ lại sau lưng quê nhà với những điều kiện sống tốt đẹp ở đất liền để đến với quần đảo xa xôi, gian khổ và hiểm nguy. Các thầy - cô giáo ở trên đảo Trường Sa vừa dạy chữ, vừa là cột mốc sống giữ gìn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, họ không ưu tú thì còn ai ưu tú?

Có thể việc phong nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân phải căn cứ vào các tiêu chí được quy định sẵn, nên chỉ những người đạt tiêu chí mới được xét. Nếu như vậy chứng tỏ tiêu chí được đặt ra chưa đảm bảo khách quan, công bằng; còn thiếu sót, cần phải sửa gấp để phù hợp với thực tế.

Người dân còn chưa quên danh sách dự kiến đề cử chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2012 công bố gần đây, cũng chỉ toàn quan chức, thưa thớt vài gương mặt dân thường. Dân mình kém thế sao!

Không chỉ chuyện chiến sĩ thi đua hay nhà giáo ưu tú, còn không ít danh hiệu, khen thưởng “quan” vẫn nhiều hơn dân.
Nguồn: Lao Động
[links()]

Tin mới

Những tờ lịch cuối cùng

Những tờ lịch cuối cùng

(Kiến Thức) - Quyển lịch chỉ còn mấy tờ cuối cùng, mỏng manh, xơ xác. Thế là lại hết một năm. Trái Đất kết thúc một vòng quay của nó quanh Mặt Trời. 
Quê buồn

Quê buồn

Quê ngoại tôi nổi tiếng với giống khoai lang vàng, bở tơi như đỗ xanh. Khi còn sống, ông tôi thường dặn, khi nào ông chết nhớ cúng cho ông khoai lang.

Nỗi tiếc nuối muộn màng

Nỗi tiếc nuối muộn màng

Bác tôi nằm viện, cận kề cái chết, anh em nghe tin hối hả đến thăm sợ không kịp chào nhau giây phút cuối cùng

Tiếng rao đêm

Tiếng rao đêm

Tôi rất thích những buổi tối mùa đông lạnh mà lại có mưa. Nằm trong chăn ấm, nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà lộp bộp...

Hãy yêu ngày hôm nay

Hãy yêu ngày hôm nay

Nói về Hà Nội, ai cũng nhớ, cũng yêu Hà Nội của ngày hôm qua, của những bình yên, tĩnh lặng, thanh lịch...

Thương nông dân

Thương nông dân

Làm nông nghiệp như đánh bạc với trời. Cây cối sắp đến lúc thu hoạch, gặp một trận mưa bão là mất trắng.

Văn hoá phản văn hoá

Văn hoá phản văn hoá

Lâu nay tôi không dám vào đọc mấy trang pháp luật vì lắm vụ giết người, cướp của kinh hồn, đọc rồi cứ thấy cuộc sống sao mà đen tối.

Bạn cũ xa rồi

Bạn cũ xa rồi

Một thân một mình bươn chải ở cái đất Sài Gòn đã biến bạn tôi thành một người giống rất nhiều người khác: Thành đạt, giàu có và bận rộn.

Giá chỉ là giấc mơ

Giá chỉ là giấc mơ

Tôi thấy mình như vừa qua một cơn mơ ngủ. Trong giấc mơ đó tôi và rất nhiều người đã cuống quýt bán đất, bán vườn đi để xây nhà cao tầng.