Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng: Hái “quả ngọt” từ nghiên cứu hệ thống thực-ảo

Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng, ĐH Nebraska-Lincoln, Mỹ, vừa đạt giải nhất SIU Prize Computer Science. Với luận án tiến sĩ “Kiểm tra hệ thống thực-ảo tự học”, anh đã nhận phần thưởng trị giá 2 tỷ đồng.

Nhận phần thưởng 2 tỷ đồng cho luận án tiến sĩ
Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng, giáo sư trợ lý tại Đại học Nebraska-Lincoln, Mỹ, vừa đạt giải nhất SIU Prize Computer Science – một giải thưởng quốc tế uy tín dành cho người Việt và gốc Việt trong lĩnh vực khoa học máy tính. Với luận án tiến sĩ “Kiểm tra hệ thống thực-ảo tự học”, ông đã nhận phần thưởng trị giá 2 tỷ đồng.
Tien si Tran Hoang Dung: Hai
 Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng được vinh danh và nhận giải thưởng tại buổi lễ về lĩnh vực Khoa học máy tính. Ảnh: P.A
Luận án của Tiến sĩ Dũng, bảo vệ thành công tại Đại học Vanderbilt vào năm 2020, tập trung vào việc xây dựng một nền tảng toán học cùng các thuật toán tiên tiến nhằm kiểm tra tính an toàn của hệ thống tự động và mạng thần kinh. Công trình đã đóng góp lớn trong việc bảo đảm sự ổn định và đáng tin cậy của các công nghệ hiện đại như xe tự lái, máy bay không người lái, và các hệ thống học máy phức tạp.
Công trình này không chỉ được SIU Prize vinh danh mà còn từng đạt giải thưởng luận văn xuất sắc nhất năm 2021 của Viện Điện – Điện tử Hoa Kỳ (IEEE) trong lĩnh vực hệ thống thực-ảo. Luận án đồng thời đặt nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về an toàn trong hệ thống tự học.
Tại lễ trao giải, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đánh giá cao các nhà khoa học đoạt giải. Ông nhấn mạnh rằng đây là minh chứng cho khả năng đổi mới sáng tạo của người Việt trên trường quốc tế.
Chia sẻ tại sự kiện, Tiến sĩ Dũng bày tỏ niềm vinh dự khi nhận giải thưởng cao quý này và khẳng định đây là động lực lớn để ông tiếp tục nghiên cứu và cống hiến. Ông kỳ vọng trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với các nhà khoa học trong và ngoài nước, đồng thời mong muốn các chính sách và chương trình hỗ trợ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự kết nối giữa trí thức người Việt toàn cầu.
"Giải thưởng đã khích lệ chúng tôi tiếp tục cống hiến cho nghiên cứu khoa học nói chung và ngành khoa học máy tính nói riêng. Tôi mong muốn Bộ Khoa học-Công nghệ, các trường ĐH trong nước tiếp tục xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ nghiên cứu để các nhà khoa học trong và ngoài nước có thể cống hiến cho nền khoa học nước nhà", tiến sĩ Trần Hoàng Dũng bày tỏ.
Mong thúc đẩy hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước
TS Trần Hoàng Dũng sinh năm 1984. Ông là tác giả của hơn 40 bài báo khoa học, nhiều bài được công bố trên các tạp chí và hội nghị hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như ngôn ngữ lập trình, hệ thống thực-ảo, và mạng nơ-ron. Các công trình của ông cũng nằm trong số những nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trong những năm gần đây.
Không chỉ nổi bật trên lĩnh vực học thuật, TS Dũng còn dẫn dắt và tham gia nhiều dự án được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), Bộ Quốc phòng Mỹ và các tập đoàn lớn như Toyota. Tổng ngân sách của các dự án này đạt khoảng 2,6 triệu USD, trong đó ông giữ vai trò chủ nhiệm chính hoặc duy nhất cho 73% nguồn vốn.
Hiện nay, nghiên cứu của TS Dũng về an toàn trong hệ thống tự học đang được đề xuất cho giải thưởng NSF CAREER – một trong những giải thưởng danh giá nhất dành cho các giáo sư trẻ tại Mỹ, trị giá 700.000 USD.
TS Dũng mong các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học xây dựng nhiều chương trình, chính sách thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước. Bởi nhiều người đoạt giải SIU Prize Computer Science đang học tập, làm việc tại nước ngoài, nhưng tất cả đều mong muốn kết nối và hợp tác nghiên cứu trong nước.
"Tôi tin rằng việc lập một quỹ nghiên cứu trọng điểm này sẽ huy động được nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà", TS Dũng nói.

SIU Prize Computer Science, do Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) sáng lập, là giải thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp vượt trội của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực khoa học máy tính. Mùa giải đầu tiên 2023-2024 thu hút hơn 100 đề cử từ 19 quốc gia, thể hiện sự lan tỏa và tầm ảnh hưởng của cộng đồng trí thức người Việt trên toàn thế giới.

Bên cạnh giải nhất của Tiến sĩ Dũng, giải nhì được trao cho Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn với nghiên cứu về giao diện thần kinh điện sinh học, hướng tới việc kết nối con người và máy móc. Hai giải ba thuộc về Tiến sĩ Trịnh Hoàng Triều, nhà nghiên cứu tại Google DeepMind, và Giáo sư Phạm Hữu Đăng Nhật từ Đại học Cardiff với các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và công nghệ y sinh học.

Tại lễ trao giải, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đánh giá cao các nhà khoa học đoạt giải. Ông nhấn mạnh rằng đây là minh chứng cho khả năng đổi mới sáng tạo của người Việt trên trường quốc tế

SIU Prize dự kiến sẽ được tổ chức định kỳ hai năm một lần, thay phiên trong các lĩnh vực khoa học máy tính và khoa học sức khỏe, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam trên thế giới.

Chân dung tiến sĩ Việt tìm ra dẫn chất mới trong điều trị ung thư

Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, việc tìm ra dẫn chất này có thể mang đến một phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư.

Tiến sĩ Trương Thanh Tùng là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới với sự nghiệp nổi bật. 
Thành tích ấn tượng
Khi là học sinh THPT, Nhà khoa học quê Hải Dương này từng đạt giải nhì môn hóa tỉnh Hải Dương và giải giải 3 môn hóa trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Anh theo học và tốt nghiệp ngành dược Đại học Dược Hà Nội. Vào năm thứ 3 đại học, anh tham gia nhóm nghiên cứu thuốc mới dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Hải Nam. Khi đó Tùng là sinh viên đầu tiên của trường có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín.
Vào năm 2014, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Trương Thanh Tùng tiếp tục theo học tiến sĩ tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Sau đó, anh nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) rồi sang Mỹ làm trợ lý giáo sư tại Đại học Pittsburgh. Tháng 12/2019, anh về Việt Nam và trở thành giảng viên khoa dược Đại học Phenikaa (Hà Nội).
TS Trương Thanh Tùng tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC. 

Nữ tiến sĩ từ chối cơ hội ở Nhật, về nước phát triển AI

Nữ tiến sĩ Nguyễn Phi Lê đã từ chối lời mời ở lại làm việc tại Nhật Bản để về nước phát triển sự nghiệp và tập trung nghiên cứu AI. Cô có sự nghiệp ấn tượng.

Nguyễn Phi Lê được nhiều người biết đến là nữ tiến sĩ xuất sắc của Việt Nam. Cô đã từ chối cơ hội trở thành giảng viên chính thức của một đại học lớn ở Osaka, Nhật Bản để trở về Việt Nam. Cô muốn về nước thực hiện khát vọng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết những bài toán cấp thiết tại quê hương. Hiện tiến sĩ Nguyễn Phi Lê là giảng viên tại trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo Đại học Bách Khoa Hà Nội BK.AI.
Thành tích học tập ấn tượng 

Nữ tiến sĩ gốc Việt đột phá với sáng chế pin 400 năm tuổi

Mya Le Thai - nữ tiến sĩ gốc Việt và là trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học California (UCI), Irvine, Mỹ đã cùng các đồng nghiệp phát minh ra loại pin có chu kỳ sạc đến 200.000 lần, giúp kéo dài "tuổi thọ" của pin lên đến 400 năm.

Nổi tiếng với phát minh tạo ra sự đột phá

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.