Sự thật việc "quét mã QR, tiền trong tài khoản không cánh mà bay"

Hiệp hội An ninh mạng cho rằng sau khi quét mã QR, cũng cần có những thao tác của người dùng mới có thể dẫn đến bị kiểm soát điện thoại hay mất tiền trong tài khoản.

Mấy ngày gần đây, nhiều người chia sẻ trên trang cá nhân của mình thông tin về việc chỉ cần quét mã QR (khi thanh toán) là máy bị sập nguồn và tiền trong tài khoản ngân hàng bị mất hết.
Quét mã QR, mất sạch tiền trong tài khoản?
Cảnh báo về phương thức này rộ trên mạng xã hội tại Việt Nam gần đây. Theo đó, thông tin được đưa ra: “Bước đầu họ xem mình bán gì để mua hàng. Ví dụ mua của mình hết 1 triệu đồng. Họ sẽ chuyển khoản thừa lên 2-3 triệu đồng, rồi ngay lập tức họ sẽ gửi mã QR cho mình xin chuyển khoản lại số tiền thừa. Khi quét chuyển tiền như mọi khi đến đoạn sinh trắc quét mặt xong là máy đơ, sập nguồn và tiền trong tài khoản mất hết”.
Su that viec
Một bài viết trên mạng xã hội thông tin không chính xác về việc quét mã QR thanh toán sẽ mất hết tiền trong tài khoản. Ảnh chụp màn hình 

“Cẩn thận nhất là ghi lại số tài khoản ngân hàng rồi ghi vào trong lúc chuyển tiền, chứ không sao chép, không quét mã nha mọi người ơi. Sao chép cũng không nên. Vì họ gắn kèm đường link trong số tài khoản họ gửi. Mình sao chép và dán vào mà chuyển khoản là cũng mất hết tiền trong tài khoản luôn. Tết nhất đến nơi rồi. Rất nhiều người mất tiền kiểu như này”, tài khoản này cảnh báo.

Tuy nhiên, khi liên hệ với chủ nhân trang cá nhân để kiểm chứng thông tin, ngay cả họ cũng không biết ai là người đã bị mất tiền theo cách thức như vậy mà đơn giản chỉ là thấy bạn bè đưa thông tin thì sao chép lại đưa lên để cảnh báo mọi người.

Nói về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khẳng định, đây là tin giả, tin không đúng sự thật.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, mặc dù hiện nay tình trạng lừa đảo trên không gian mạng rất phổ biến, tuy nhiên, không phải cảnh báo lừa đảo nào cũng là thật, thậm chí các đối tượng lừa đảo có thể dùng cảnh báo lừa đảo để dẫn dụ người dùng vào kịch bản lừa đảo. Vì vậy, nếu nhận được các thông tin, bất kể nội dung là gì, bạn luôn cần kiểm chứng lại.

Su that viec
 Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia. Ảnh: Hiệp hội ANM 

“Người dùng có thể kiểm tra thông tin qua các kênh chính thống như trang web của cơ quan công an, ngân hàng, báo chí, truyền hình chính thống. Theo dõi các cảnh báo từ Hiệp hội An ninh mạng hoặc các công ty an ninh mạng uy tín. Không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng để hạn chế phát tán các tin đồn gây hoang mang mà không có cơ sở”, ông Vũ Ngọc Sơn khuyến nghị.

Tùy vào mục đích sử dụng của mã QR mà người dùng có thể bị tấn công hay không. Bản chất mã QR không phải mã độc tấn công trực tiếp mà chỉ là trung gian để chuyển tải nội dung. Vì vậy, người dùng có bị tấn công hay không phụ thuộc vào cách xử lý nội dung sau khi máy quét ánh xạ từ mã QR ra nội dung ban đầu.

“Quét mã QR xong thì không sao nhưng quét ra link hoặc tài khoản chuyển tiền mà mình truy cập link hay chuyển tiền thì mới bị lừa đảo. Tuy nhiên, nếu chuyển tiền thì cũng do người đó tự bấm chuyển tiền sau khi quét mã QR, còn hệ thống ngân hàng không tự động bao giờ”, chuyên gia an ninh mạng nhấn mạnh.

Đại diện Hiệp hội An ninh mạng cũng khuyến nghị, những chiêu cảnh báo lừa đảo bây giờ hot không kém tin giật gân nên nhiều người câu view hoặc trục lợi cá nhân cũng thực hiện thông qua cảnh báo lừa đảo khá nhiều. Người dân cần tỉnh táo để tránh lan truyền tin kiểu này.

Mời độc giả xem thêm video "Cảnh giác khi quét mã QR trên Zalo"


'Chiến thuật' của tin tặc ép nạn nhân trả tiền chuộc dữ liệu

Tin tặc biến các dữ liệu đánh cắp được thành vũ khí, nhắm vào các tổ chức, cá nhân liên quan dựa trên các dữ liệu bị thao túng.

Các băng nhóm ransomware (thể loại đánh cắp dữ liệu) đã leo thang chiến thuật của chúng, sử dụng dữ liệu bị đánh cắp để nhắm vào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Sophos, những tên tội phạm mạng ransomware đang  phổ biến chiến thuật gây sức ép bằng cách làm rò rỉ các dữ liệu cá nhân trong các gói dữ liệu bị đánh cắp nhằm làm bẽ mặt nạn nhân và thúc đẩy các vụ kiện tụng.

Xuất hiện tình trạng giả danh quản lý thị trường Quảng Ngãi để lừa tiền

Đối tượng giả danh cán bộ Cục Quản lý Thị trường Quảng Ngãi, gọi điện thông báo kiểm tra cơ sở kinh doanh, nếu chuyển khoản tiền phạt thì sẽ được ...xem xét.

Thời gian gần đây, Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT liên tiếp nhận được phản ánh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn về việc các đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau gọi điện, giới thiệu là công chức QLTT tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Sở Y tế sẽ đến kiểm tra các cơ sở kinh doanh, quầy thuốc tây.

Xuat hien tinh trang gia danh quan ly thi truong Quang Ngai de lua tien
 Lực lượng QLTT không thông báo việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh bằng điện thoại; không triển khai việc đề nghị các cơ sở kinh doanh chuẩn bị tiền nộp phạt khi chưa tiến hành kiểm tra và xử lý. Ảnh QLTT

Trung Quốc “thắt chặt” việc phô trương trực tuyến về sự giàu có

Cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc đẩy mạnh việc khóa hàng loạt tài khoản của những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội có thói quen khoe khoang trực tuyến về các đồ dùng xa xỉ của mình.

Công bố của hãng LVMH của Pháp cho thấy, doanh số bán hàng tại châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) đã sụt giảm tới 14% trong quý II/2024, tồi tệ hơn nhiều mức giảm 6% trong quý đầu năm.
Đây không phải là trường hợp duy nhất, vì nhiều đối thủ cạnh tranh của họ cũng đang chứng kiến doanh số bán hàng chậm lại tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.