Nữ tiến sĩ gốc Việt đột phá với sáng chế pin 400 năm tuổi

Mya Le Thai - nữ tiến sĩ gốc Việt và là trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học California (UCI), Irvine, Mỹ đã cùng các đồng nghiệp phát minh ra loại pin có chu kỳ sạc đến 200.000 lần, giúp kéo dài "tuổi thọ" của pin lên đến 400 năm.

Nữ tiến sĩ gốc Việt đột phá với sáng chế pin 400 năm tuổi
Nổi tiếng với phát minh tạo ra sự đột phá
Nu tien si goc Viet dot pha voi sang che pin 400 nam tuoi
Ảnh: Priscilla Iezzi. 
Năm 2016, nữ tiến sĩ gốc Việt Mya Le Thai công tác tại Đại học California (UCI), Irvine, Mỹ được dư luận thế giới biết đến khi phát minh ra một loại pin có chu kỳ sạc đến 200.000 lần. Cụ thể, sau thử nghiệm diễn ra trong khoảng 3 tháng, Mya Le Thai - trưởng nhóm nghiên cứu đã vô tình phát triển ra nanobattery sau khi phủ một tập hợp các sợi nano vàng trong dioxide mangan. Sau đó, cô gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas.
Thông thường, các sợi nano sẽ bị gãy sau khoảng chu kỳ sạc/xả tối đa 8.000 lần. Tuy nhiên, các kiểm tra cho thấy pin kéo dài lâu hơn và gần như nguyên vẹn sau nhiều lần sạc/xả. Điều này có nghĩa sợi nano bên trong trở nên bền vững hơn nhiều lần.
Trên thị trường, một máy tính xách tay chỉ được đánh giá đạt khoảng vài trăm lần chu kỳ sạc/xả. Nếu loại pin do nhóm của tiến sĩ Mya Le Thai được sử dụng thì tuổi đời mà pin trên laptop có thể kéo dài đến 400 năm.
Phát minh của tiến sĩ Mya Le Thai được giới chuyên gia đánh giá cao. Điển hình là Chủ nhiệm bộ môn hóa học của UCI, ông Reginald Penner cho hay việc nữ tiến sĩ gốc Việt sử dụng lớp gel rất mỏng là nguyên nhân chính giúp tạo ra pin có khả năng sạc đi sạc lại đến hàng trăm ngàn lần mà không mất đi năng lực. Đây là con số ấn tượng bởi các loại pin hiện tại chỉ đạt khoảng 5.000 - 7.000 lần sạc/xả.
Loại pin do tiến sĩ Mya Le Thai phát minh có thể được ứng dụng rộng rãi trong ô tô, nhà cửa, máy bay, công cụ xây dựng, khám phá không gian, các thiết bị, đồ gia dụng.
Những thành tích đáng nể
Nu tien si goc Viet dot pha voi sang che pin 400 nam tuoi-Hinh-2
Ảnh: UCI News.
Nữ tiến sĩ Mya Le Thai có tên tiếng Việt là Lê Thị Trà My. Trước khi sang Mỹ du học, cô theo học tạo trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng niên khóa 2002 - 2003.
Về sau, Mya Le Thai theo học bậc cử nhân về công nghệ nano (Nanotechnology) tại Đại Học UCLA. Đến năm 2015, cô đến thủ đô Washington D.C. và làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Mỹ.
Sau đó, Mya Le Thai trở về UCI để tham gia nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ nano. Cô là nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Vật lý hóa học tại Đại học California. Vào tháng 6/2016, Mya Le Thai lấy bằng tiến sĩ rồi về làm kỹ sư làm việc cho tập đoàn máy tính Intel Corporation ở Mỹ.

Mời độc giả xem video: Trường đại học phát minh máy trợ thở. Nguồn: VTV24.

Dự án khẩu trang phát hiện COVID-19 của nhà khoa học gốc Việt

Tiến sĩ Peter Nguyen, nhà khoa học gốc Việt tại Viện Wyss thuộc Đại học Harvard dẫn đầu dự án phát minh khẩu trang phát hiện COVID-19 trong vòng 90 phút.

Dự án khẩu trang phát hiện COVID-19 của nhà khoa học gốc Việt
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, đội ngũ nhà khoa học tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã công bố sáng kiến kết hợp hoàn hảo giữa giải pháp đeo khẩu trang và xét nghiệm. Theo đó, các chuyên gia phát minh một dạng cảm biến sinh học có thể thay thế cả phòng thí nghiệm và đủ nhỏ để lắp vào khẩu trang. Đồng tác giả của sáng kiến này là tiến sĩ Peter Nguyen, nhà khoa học gốc Việt tại Viện Wyss thuộc Đại học Harvard.

Nữ sinh gốc Việt nhận học bổng danh giá cho người nhập cư Mỹ

Trang Lưu, nữ sinh gốc Việt đã nhận hỗ trợ tài chính từ quỹ Paul và Daisy Soros của Viện Công nghệ MIT (Mỹ) năm 2022 vì những đóng góp học thuật của mình.

Nữ sinh gốc Việt nhận học bổng danh giá cho người nhập cư Mỹ
Trang Lưu, cùng với De La Tore và Payra là một trong số 30 người được nhận học bổng tôn vinh những đóng góp của người nhập cư với số tiền thưởng là 90.000 đô la. Được biết, Trang Lưu, một nữ sinh gốc Việt đã xuất sắc vượt qua 1.800 ứng cử viên khác để nhận giải thưởng danh giá này.
Nỗ lực phấn đấu

Điều ít biết về tiến sĩ gốc Việt “thay da đổi thịt” máy ATM

Trong hành trình tạo ra và hoàn thiện máy ATM, đưa thiết bị này trở thành một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp ngân hàng, có dấu ấn đậm nét thuộc về một tiến sĩ gốc Việt.

Điều ít biết về tiến sĩ gốc Việt “thay da đổi thịt” máy ATM
Dieu it biet ve tien si goc Viet “thay da doi thit” may ATM
Sự xuất hiện làm thay đổi thế giới
“Chỉ một cái khe trên tường đã làm thay đổi thế giới”, đó là những gì người ta từng nói về máy rút tiền tự động ATM. Đây vốn là thiết bị quen thuộc trong thời đại ngày nay, nhưng khoảng những năm 1960, đó là cả một “điều kỳ diệu”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới