Máy bay “thân cánh hỗn hợp” trình làng năm 2030 có chất như lời đồn?

Máy bay “thân cánh hỗn hợp” trình làng năm 2030 có chất như lời đồn?

Loại máy bay chở khách mới sẽ áp dụng thiết kế “thân cánh hỗn hợp” dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2030. Theo thiết kế, mẫu máy bay mới sẽ giảm 50% lượng nhiên liệu tiêu thụ và giảm tiếng ồn.

Một loại  máy bay chở khách mới có thể cất cánh vào năm 2030 với hình dáng hoàn toàn khác so với bất kỳ loại máy bay thương mại nào hiện nay. Ảnh: An 3D rendition of the new passenger plane mid-flight/Livescience.
Một loại máy bay chở khách mới có thể cất cánh vào năm 2030 với hình dáng hoàn toàn khác so với bất kỳ loại máy bay thương mại nào hiện nay. Ảnh: An 3D rendition of the new passenger plane mid-flight/Livescience.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức tại CES 2025 ở Las Vegas ngày 8/1, đại diện của JetZero và Siemens cho biết máy bay mới sử dụng thiết kế “thân cánh hỗn hợp” có thể cải thiện hiệu suất nhiên liệu lên 50%. Ảnh: Future/Keumars Afifi-Sabet.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức tại CES 2025 ở Las Vegas ngày 8/1, đại diện của JetZero và Siemens cho biết máy bay mới sử dụng thiết kế “thân cánh hỗn hợp” có thể cải thiện hiệu suất nhiên liệu lên 50%. Ảnh: Future/Keumars Afifi-Sabet.
Khái niệm về máy bay có thân cánh hỗn hợp (blended wing body) đã có từ hơn 100 năm trước, lần đầu tiên được mô tả bởi phi công người Nga Nicolas Woevodsky. Tuy nhiên, thiết kế này thường gắn liền với máy bay quân sự. Ảnh: JetZero.
Khái niệm về máy bay có thân cánh hỗn hợp (blended wing body) đã có từ hơn 100 năm trước, lần đầu tiên được mô tả bởi phi công người Nga Nicolas Woevodsky. Tuy nhiên, thiết kế này thường gắn liền với máy bay quân sự. Ảnh: JetZero.
Các máy bay thương mại chở khách hiện nay đều được thiết kế dạng “ống và cánh” (tube and wing). Trong khi đó, thiết kế thân cánh hỗn hợp có thể giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, tạo ra ít tiếng ồn và khí thải hơn. Ảnh: flightglobal.
Các máy bay thương mại chở khách hiện nay đều được thiết kế dạng “ống và cánh” (tube and wing). Trong khi đó, thiết kế thân cánh hỗn hợp có thể giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, tạo ra ít tiếng ồn và khí thải hơn. Ảnh: flightglobal.
Đại diện JetZero cho biết thiết kế thân cánh hỗn hợp đòi hỏi thân máy bay ngắn hơn và rộng hơn để cung cấp lực nâng. Do đó, thiết kế mới sẽ làm giảm diện tích bề mặt cần thiết và tạo ra một chiếc máy bay nhẹ hơn với lực cản ít hơn. Ảnh: JetZero.
Đại diện JetZero cho biết thiết kế thân cánh hỗn hợp đòi hỏi thân máy bay ngắn hơn và rộng hơn để cung cấp lực nâng. Do đó, thiết kế mới sẽ làm giảm diện tích bề mặt cần thiết và tạo ra một chiếc máy bay nhẹ hơn với lực cản ít hơn. Ảnh: JetZero.
Kích thước của động cơ cũng được giảm xuống, nhờ trọng lượng và lực cản giảm. Điều này nghĩa là máy bay sẽ chở được nhiều hành khách hơn dù có kích thước nhỏ. Ảnh: JetZero.
Kích thước của động cơ cũng được giảm xuống, nhờ trọng lượng và lực cản giảm. Điều này nghĩa là máy bay sẽ chở được nhiều hành khách hơn dù có kích thước nhỏ. Ảnh: JetZero.
Mẫu máy bay mới sẽ tương thích 100% với nhiên liệu hàng không bền vững cũng như có khả năng chứa nhiên liệu hydro - với mục tiêu dài hạn là thực hiện chuyến bay với lượng khí thải bằng 0. Phương tiện này sẽ chở 250 hành khách và có phạm vi bay là 9.250 km. Ảnh: JetZero.
Mẫu máy bay mới sẽ tương thích 100% với nhiên liệu hàng không bền vững cũng như có khả năng chứa nhiên liệu hydro - với mục tiêu dài hạn là thực hiện chuyến bay với lượng khí thải bằng 0. Phương tiện này sẽ chở 250 hành khách và có phạm vi bay là 9.250 km. Ảnh: JetZero.
JetZero đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm máy bay có thiết kế thân cánh hỗn hợp vào năm 2027. Ảnh: JetZero.
JetZero đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm máy bay có thiết kế thân cánh hỗn hợp vào năm 2027. Ảnh: JetZero.
Mời độc giả xem video: Robot phi công hình người đầu tiên trên thế giới điều khiển máy bay.

GALLERY MỚI NHẤT