Giải mã bí ẩn 'lỗ hổng nhỏ' trên cửa sổ máy bay

Lỗ hổng nhỏ trên cửa sổ máy bay có có vai trò tối quan trọng nhằm điều chỉnh áp suất cho toàn phi cơ.

Nếu từng đi máy bay và ngồi cạnh cửa sổ, chắc hẳn chúng ta nhiều người từng để ý trên cửa sổ máy bay ở phần góc dưới thường có một lỗ hổng nhỏ. Dù chỉ là một thiết kế rất nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa quan trọng, có cả tính ứng dụng và kỹ thuật cao bắt buộc trên máy bay. Nói một cách đơn giản, lỗ hổng đó mang một vai trò rất lớn để điều chỉnh áp suất cho toàn máy bay.

Henny Lim, tiếp viên hàng không của hãng hàng không Cebu Pacific có trụ sở tại Philippines, cho biết hành khách thường hỏi về những cái lỗ “bí ẩn” và liệu có lý do ẩn giấu nào đằng sau chúng hay không.

“Nếu bạn đã từng ngồi ở ghế cạnh cửa sổ trên một chuyến bay, có lẽ bạn đã nhận thấy cái lỗ nhỏ ở cuối cửa sổ”, cô nói trên TikTok.“Đây được gọi là 'lỗ thoát nước'. Nó giúp cân bằng áp suất giữa cabin và không khí bên ngoài. Bên cạnh đó, nó còn có một mục đích khác là giải phóng độ ẩm và ngăn chặn sương giá hoặc ngưng tụ cản trở tầm nhìn của bạn”.

Khi một chiếc máy bay đạt đến độ cao hành trình nhất định, sẽ có sự chênh lệch đáng kể về áp suất giữa không khí bên ngoài và không khí bên trong cabin, áp suất này được điều áp để mô phỏng bầu không khí ở độ cao thấp hơn, ấn phẩm du lịch AFAR đưa tin.

Hầu hết các ô cửa sổ máy bay thương mại đều có 3 lớp: ô bên ngoài, giữa và bên trong, tất cả thường được làm từ acrylic. Kính bên ngoài chịu mọi áp lực của việc điều áp cabin. Kính bên trong được thiết kế để giữ áp suất cabin trong trường hợp “cực kỳ hiếm gặp” khi kính bên ngoài bị nứt.

Giai ma bi an 'lo hong nho' tren cua so may bay

Cửa kính máy bay có tới 3 lớp và lỗ hổng nằm ở lớp giữa

Mục đích của lỗ thông hơi, nằm gần đáy của tấm kính giữa, trở nên rõ ràng: nó đóng vai trò như một van xả khí, cho phép cân bằng áp suất giữa không khí trong cabin hành khách và không khí giữa tấm kính ngoài và kính giữa. Chiếc lỗ nhỏ bé này đảm bảo rằng áp suất trong cabin trong suốt chuyến bay chỉ được tác dụng lên tấm kính bên ngoài, nhờ đó bảo toàn tấm kính ở giữa trong các tình huống khẩn cấp.

Nếu áp suất trong cabin thổi bay tấm kính bên ngoài, dù điều này hiếm khi xảy ra, thì tấm kính bên trong vẫn đủ mạnh để giữ áp suất, giúp phi công có thời gian hạ độ cao xuống và giảm áp suất trong cabin. Theo hướng dẫn bảo trì Boeing 737, khung giữa được thiết kế để duy trì áp suất vận hành bình thường gấp 1,5 lần ở nhiệt độ 70 độ F (tức 21 độ C).

Các lỗ nhỏ này cũng có một mục đích phụ khác nhưng dễ hiểu hơn nhiều: giúp hành khách có được những khung cảnh (và những bức ảnh) đẹp hơn khi ngắm cảnh bầu trời ngoài máy bay. Những lỗ này cũng giúp ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước hoặc sương mù hình thành giữa các tấm kính, điều này có thể cản trở tầm nhìn của hành khách đã trả thêm tiền cho chỗ ngồi bên cửa sổ.

Nói cách khác, tốt nhất hành khách không nên chạm vào lỗ hổng trên cửa sổ hoặc che nó lại để nó có thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Mọi thiết kế trên máy bay, dù là máy bay loại gì đều đã được nghiên cứu, tính toán và thiết kế kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện bay tốt nhất có thể.

Chàng trai đi học bằng máy bay để tiết kiệm tiền thuê nhà

Thay vì thuê nhà gần trường, để tiết kiệm chi phí, chàng trai trẻ đi học bằng máy bay.

Tim Chen đang theo học tại Đại học British Columbia, Vancouver (Canada), nhưng sống cùng bố mẹ tại Calgary cách đó gần 1.000km.

Cảnh hỗn loạn trên máy bay khi sạc dự phòng phát nổ

Nhiều hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Air Asia từ Bangkok đến thành phố Nakhon Si Thammarat ở Thái Lan được phen hoảng sợ khi một cục sạc dự phòng phát nổ trên máy bay.

Daily Mail đưa tin, một cục sạc dự phòng phát nổ trên chuyến bay của hãng hàng không Air Asia khiến hành khách hoảng sợ và gây ra cảnh hỗn loạn trên máy bay. Vụ việc xảy ra cách đây vài ngày. 
>>> Mời độc giả xem video: Cảnh hỗn loạn trên máy bay khi một cục sạc dự phòng của hành khách phát nổ

Có gì trong máy bay “made in China” vừa hạ cánh tại Việt Nam?

C919 và ARJ21 là hai loại máy bay dân dụng đầu tiên tại Trung Quốc do tập đoàn Comac thiết kế và chế tạo.

Co gi trong may bay “made in China” vua ha canh tai Viet Nam?
Mới đây, hai máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất bao gồm C919 và ARJ21 đã hạ cánh sân bay quốc tế Vân Đồn, bắt đầu chuỗi sự kiện Triển lãm và trình diễn Comac Airshow từ 26 đến 29/2. Ảnh: Người lao động  

Đọc nhiều nhất

Tin mới