Chân dung tiến sĩ Việt tìm ra dẫn chất mới trong điều trị ung thư

Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, việc tìm ra dẫn chất này có thể mang đến một phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư.

Chân dung tiến sĩ Việt tìm ra dẫn chất mới trong điều trị ung thư
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới với sự nghiệp nổi bật. 
Thành tích ấn tượng
Khi là học sinh THPT, Nhà khoa học quê Hải Dương này từng đạt giải nhì môn hóa tỉnh Hải Dương và giải giải 3 môn hóa trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Anh theo học và tốt nghiệp ngành dược Đại học Dược Hà Nội. Vào năm thứ 3 đại học, anh tham gia nhóm nghiên cứu thuốc mới dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Hải Nam. Khi đó Tùng là sinh viên đầu tiên của trường có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín.
Vào năm 2014, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Trương Thanh Tùng tiếp tục theo học tiến sĩ tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Sau đó, anh nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) rồi sang Mỹ làm trợ lý giáo sư tại Đại học Pittsburgh. Tháng 12/2019, anh về Việt Nam và trở thành giảng viên khoa dược Đại học Phenikaa (Hà Nội).
TS Trương Thanh Tùng tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC. 
Dành nhiều tâm huyết nghiên cứu thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm 
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng công tác tại Viện Nghiên cứu tiên tiến Phenikaa thuộc Đại học Phenikaa là một trong 10 nhà khoa học trẻ đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021 của T.Ư Đoàn, ở lĩnh vực công nghệ y dược. Trong những năm qua, anh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu thuốc chữa các bệnh truyền nhiễm, bao gồm COVID-19.
“Chúng tôi muốn tìm ra các loại thuốc mới với cơ chế mới trong cuộc chiến kháng kháng sinh và thuốc thay thế kháng sinh”, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng chia sẻ.
Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, hiện nhiều công ty dược và nhóm nghiên cứu trên thế giới tập trung chính vào những căn bệnh mang lại nguồn lợi kinh tế lớn như ung thư, đái tháo đường, Alzheimer… nhưng đầu tư rất ít cho các bệnh truyền nhiễm. Hậu quả là thế giới không kịp trở tay khi đại dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19, Ebola bùng phát.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trương Thanh Tùng được xem là nhóm nghiên cứu duy nhất tại Việt Nam đi theo hướng “quorum sensing” để tìm thuốc mới thay thế kháng sinh. "Quorum sensing" là cách các vi khuẩn “giao tiếp’” với nhau, qua đó chúng “thông báo” cho nhau về vật chủ, từ đó gây ra các biểu hiện tăng sinh, nhiễm trùng cho con người. Nhóm nghiên cứu của anh sẽ tìm cách ức chế con đường này mà không cần tiêu diệt các vi khuẩn góp phần điều trị những căn bệnh nhiễm khuẩn nặng.
Tìm ra dẫn chất mới trong điều trị ung thư 

Trước đó, vào năm 2014, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng được Tổ chức sáng chế châu Âu (EPC) cấp bằng sáng chế quốc tế khi tìm ra dẫn chất benzothiazole có khả năng điều trị ung thư trúng đích. Hiện nhóm nghiên cứu của anh phát triển dẫn chất benzothiazole thành thuốc điều trị. Đây là các khung chất phân tử nhỏ, có thể ức chế các tổ chức gây ra bệnh ung thư. Sự khác biệt của sáng chế này là tìm ra chất có tác dụng mạnh hơn so với thuốc hiện có trên thị trường, chọn lọc trên đích tác dụng hơn và sử dụng với liều lượng thấp hơn.

"Thành công của chất mới đạt được là dùng liều lượng ít hơn, ít độc hơn và giảm thiểu tác dụng phụ có thể có", Tiến sĩ Trương Thanh Tùng cho biết.

Chan dung tien si Viet tim ra dan chat moi trong dieu tri ung thu
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng. Ảnh: NVCC. 
Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, việc tìm ra dẫn chất này có thể mang đến một phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư. Đó là điều trị trúng đích. Điều này có nghĩa thuốc chỉ tác dụng chọn lọc trên tác nhân gây ung thư mà không ảnh hưởng đến các tổ chức lành tính khác.
"Nếu thành công, thuốc có thể không gây nhiều độc tính như các phương pháp điều trị ung thư hiện có", Tiến sĩ Trương Thanh Tùng cho biết. Hiện trên thế giới có duy nhất một thuốc do Mỹ sản xuất.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng cho hay mục tiêu của anh là nghiên cứu thuốc với cơ chế mới tạo sự lựa chọn trong điều trị cho bệnh nhân. Do vậy, anh dành nhiều năm tổng hợp các chất mới, thuốc mới dựa trên dữ liệu từ hàng nghìn công trình đã công bố trước để tìm chất tiềm năng cho hướng đi của mình. Trong số các nghiên cứu, việc tìm ra dẫn chất mới trong điều trị bệnh ung thư khiến Tiến sĩ Trương Thanh Tùng hài lòng nhất.

Trong những năm qua, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đã công bố 30 công trình khoa học thuộc lĩnh vực y dược, trong đó có nhiều công trình được tiến hành hoàn toàn tại Việt Nam. Anh còn là thành viên ban biên tập của nhiều tạp chí và phản biện cho nhiều tạp chí hàng đầu thế giới của các nhà xuất bản như: Nature, Springer Nature, Elsevier, Wiley…

Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.

Người nào không làm bài, nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ?

Dù không làm bài, chỉ nộp giấy trắng, một thí sinh vẫn đỗ tiến sĩ. Đây là trường hợp hiếm thấy của khoa bảng nước ta.

Người nào không làm bài, nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ?

Nguoi nao khong lam bai, nop giay trang van do tien si?

Theo sách Tang thương ngẫu lục, tại khoa Quý Hợi (1623), nho sinh Nguyễn Trật dù không làm bài, chỉ nộp giấy trắng, vẫn được chấm đỗ tiến sĩ. Ông trở thành tiến sĩ khoa bảng hy hữu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Nguoi nao khong lam bai, nop giay trang van do tien si?-Hinh-2

Tại kỳ thi Đình, vì học lực không giỏi, đề thi khó nên đến quyển số 7, Nguyễn Trật không biết viết gì, ông nộp nguyên quyển thi không có chữ nào. Cho rằng Nguyễn Trật kiêu ngạo nộp giấy trắng, không chịu làm bài, triều đình rất tức giận, dự tính đánh hỏng và phạt nặng. Tuy vậy, ngay lúc đó, ông lại có công cứu giá vua Lê, chúa Trịnh chạy vào Thanh Hóa khi bị loạn thần truy đuổi. Cuối cùng, ông không còn bị triều đình trừng phạt nữa, cho đỗ tiến sĩ.

Nữ tiến sĩ Việt Nam có công bố khoa học được quan tâm nhất Nhật Bản

Với bài báo đánh giá về tình hình nhiễm mặn ở khu vực sông Mekong, khu vực thử nghiệm là tỉnh Trà Vinh của Việt Nam, TS Nguyễn Kim Anh và cộng sự đã nhận được giải thưởng của tạp chí uy tín tại Nhật Bản.

Nữ tiến sĩ Việt Nam có công bố khoa học được quan tâm nhất Nhật Bản

Mới đây, Tạp chí Tiến bộ trong khoa học Trái đất và Hành tinh (PEPS) thuộc Hội Địa vật lý Nhật Bản đã trao giải thưởng “Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021” cho TS Nguyễn Kim Anh, nghiên cứu viên chính Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chị Kim Anh còn đang là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu không gian và viễn thám, thuộc ĐH Quốc lập Trung ương Đài Loan.

Chân dung tiến sĩ Việt được chọn vào nhóm điều tra nguồn gốc COVID-19

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng có tên trong danh sách 26 chuyên gia được WHO đề xuất tham gia nhóm điều tra nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Ông Hùng có bằng cử nhân sinh học ở Việt Nam và bằng tiến sĩ khoa học đời sống - môi trường ở Pháp.

Chân dung tiến sĩ Việt được chọn vào nhóm điều tra nguồn gốc COVID-19
Vào ngày 13/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố danh sách đề xuất gồm 26 nhà khoa học tham gia Nhóm Cố vấn về Nguồn gốc các mầm bệnh mới (SAGO). Nhóm này được chọn từ hơn 700 ứng viên ở 26 quốc gia và danh sách cuối cùng sẽ được công bố sau tuần tham vấn cộng đồng. Danh sách này được chọn từ 700 ứng viên đến từ nhiều quốc gia thông qua một quy trình rà soát, tuyển chọn cẩn thận.
Trong số 26 nhà khoa học được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất tham gia nhóm điều tra có một chuyên gia đến từ Việt Nam là Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới