Người nào không làm bài, nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ?

Người nào không làm bài, nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ?

Dù không làm bài, chỉ nộp giấy trắng, một thí sinh vẫn đỗ tiến sĩ. Đây là trường hợp hiếm thấy của khoa bảng nước ta.

Theo sách Tang thương ngẫu lục, tại khoa Quý Hợi (1623), nho sinh Nguyễn Trật dù không làm bài, chỉ nộp giấy trắng, vẫn được chấm  đỗ tiến sĩ. Ông trở thành tiến sĩ khoa bảng hy hữu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Theo sách Tang thương ngẫu lục, tại khoa Quý Hợi (1623), nho sinh Nguyễn Trật dù không làm bài, chỉ nộp giấy trắng, vẫn được chấm đỗ tiến sĩ. Ông trở thành tiến sĩ khoa bảng hy hữu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Tại kỳ thi Đình, vì học lực không giỏi, đề thi khó nên đến quyển số 7, Nguyễn Trật không biết viết gì, ông nộp nguyên quyển thi không có chữ nào. Cho rằng Nguyễn Trật kiêu ngạo nộp giấy trắng, không chịu làm bài, triều đình rất tức giận, dự tính đánh hỏng và phạt nặng. Tuy vậy, ngay lúc đó, ông lại có công cứu giá vua Lê, chúa Trịnh chạy vào Thanh Hóa khi bị loạn thần truy đuổi. Cuối cùng, ông không còn bị triều đình trừng phạt nữa, cho đỗ tiến sĩ.
Tại kỳ thi Đình, vì học lực không giỏi, đề thi khó nên đến quyển số 7, Nguyễn Trật không biết viết gì, ông nộp nguyên quyển thi không có chữ nào. Cho rằng Nguyễn Trật kiêu ngạo nộp giấy trắng, không chịu làm bài, triều đình rất tức giận, dự tính đánh hỏng và phạt nặng. Tuy vậy, ngay lúc đó, ông lại có công cứu giá vua Lê, chúa Trịnh chạy vào Thanh Hóa khi bị loạn thần truy đuổi. Cuối cùng, ông không còn bị triều đình trừng phạt nữa, cho đỗ tiến sĩ.
Nguyễn Trật cao lớn, khỏe mạnh, hiền lành siêng năng, từng đỗ trong kỳ thi Hương. Nhưng sau đó, cho rằng học lực của mình hạn chế, ông quyết bỏ học, không còn mơ màng đến đèn sách, lều chỏng nữa. Một lần, thầy địa lý ghé nhà ông chơi, thấy tướng phú quý nên khuyên đi học, theo nghiệp khoa cử.
Nguyễn Trật cao lớn, khỏe mạnh, hiền lành siêng năng, từng đỗ trong kỳ thi Hương. Nhưng sau đó, cho rằng học lực của mình hạn chế, ông quyết bỏ học, không còn mơ màng đến đèn sách, lều chỏng nữa. Một lần, thầy địa lý ghé nhà ông chơi, thấy tướng phú quý nên khuyên đi học, theo nghiệp khoa cử.
Theo lời thầy địa lý, Nguyễn Trật tìm thầy học lại và chăm chú việc đèn sách. Đến kỳ thi Hương, lúc đó, ông 40 tuổi. Biết học trò của mình hiền lành, lễ độ nhưng tối dạ, thầy giáo dặn các học trò khác, khi vào trường thi, nhớ tìm cách giúp đỡ Nguyễn Trật.
Theo lời thầy địa lý, Nguyễn Trật tìm thầy học lại và chăm chú việc đèn sách. Đến kỳ thi Hương, lúc đó, ông 40 tuổi. Biết học trò của mình hiền lành, lễ độ nhưng tối dạ, thầy giáo dặn các học trò khác, khi vào trường thi, nhớ tìm cách giúp đỡ Nguyễn Trật.
Đến kỳ thi Hội năm 1623 thời vua Lê Thần Tông, nhờ bạn bè giúp đỡ, Nguyễn Trật vượt qua được trường nhất, trường nhì và trường ba. Đến trường thi thứ 4, ông cứu giúp được một người bạn cùng trường thi bị bệnh nên được người này cho quyển thi của anh ta và đỗ thi Hội.
Đến kỳ thi Hội năm 1623 thời vua Lê Thần Tông, nhờ bạn bè giúp đỡ, Nguyễn Trật vượt qua được trường nhất, trường nhì và trường ba. Đến trường thi thứ 4, ông cứu giúp được một người bạn cùng trường thi bị bệnh nên được người này cho quyển thi của anh ta và đỗ thi Hội.
Sau này, Nguyễn Trật làm quan đến chức Công khoa Đô Cấp sự trung cho triều Hậu Lê. Dù không văn hay, ông có tính hiền lành, thương yêu dân chúng, làm quan thanh liêm, người dân yêu mến.
Sau này, Nguyễn Trật làm quan đến chức Công khoa Đô Cấp sự trung cho triều Hậu Lê. Dù không văn hay, ông có tính hiền lành, thương yêu dân chúng, làm quan thanh liêm, người dân yêu mến.
Theo sách "Tang thương ngẫu lục", đêm trước khi thi, Nguyễn Trật gặp giấc mộng lạ, hôm sau, ông mang theo gừng. Khi đang thi, người bạn ở lều bên cạnh không may bị cảm nặng, ông lấy gừng giã nước cho người này uống rồi lại cõng anh sinh đồ kia về phòng trọ. Nhờ đó, ông được người này cho quyển thi đã làm gần xong của anh ta, Nguyễn Trật nhận lấy, ghi tên mình, thế là đỗ thi Hội.
Theo sách "Tang thương ngẫu lục", đêm trước khi thi, Nguyễn Trật gặp giấc mộng lạ, hôm sau, ông mang theo gừng. Khi đang thi, người bạn ở lều bên cạnh không may bị cảm nặng, ông lấy gừng giã nước cho người này uống rồi lại cõng anh sinh đồ kia về phòng trọ. Nhờ đó, ông được người này cho quyển thi đã làm gần xong của anh ta, Nguyễn Trật nhận lấy, ghi tên mình, thế là đỗ thi Hội.
Nguyễn Trật (?-?) là người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa ngày nay). Sinh thời, nhân dân thường gọi ông là quan Nghè Nguyệt Viên.
Nguyễn Trật (?-?) là người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa ngày nay). Sinh thời, nhân dân thường gọi ông là quan Nghè Nguyệt Viên.

GALLERY MỚI NHẤT