Đẹp hút hồn di tích lịch sử Việt Nam được CNN quảng bá

Đẹp hút hồn di tích lịch sử Việt Nam được CNN quảng bá

(Kiến Thức) - Mới đây, đoạn video 30 giây giới thiệu về du lịch Việt Nam xuất hiện trên kênh truyền hình CNN thu hút sự chú ý của nhiều người. Ngay những giây đầu tiên, hai di tích lịch sử nổi tiếng ở Cố đô Huế hiện lên với vẻ đẹp gây choáng ngợp...

 Di tích lịch sử đầu tiên xuất hiện trong video của CNN là Ngọ Môn, một công trình được coi là biểu tượng của Cố đô Huế. Đây là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây năm 1833 khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc Hoàng thành.
Di tích lịch sử đầu tiên xuất hiện trong video của CNN là Ngọ Môn, một công trình được coi là biểu tượng của Cố đô Huế. Đây là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây năm 1833 khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc Hoàng thành.
Công trình có hệ thống nền đài cao gần 5 mét, xây trên mặt bằng chữ U. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi, trong đó ở giữa là lối dành cho vua đi, hai bên tả, hữu dành cho các quan văn võ theo hầu. Ngoài ra hai cánh của nền đài có hai cửa dành cho lính tráng và voi ngựa đi.
Công trình có hệ thống nền đài cao gần 5 mét, xây trên mặt bằng chữ U. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi, trong đó ở giữa là lối dành cho vua đi, hai bên tả, hữu dành cho các quan văn võ theo hầu. Ngoài ra hai cánh của nền đài có hai cửa dành cho lính tráng và voi ngựa đi.
Phía trên Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng. Phần này gồm có hai tầng với chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, nằm trên nền cao 1,14 mét.
Phía trên Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng. Phần này gồm có hai tầng với chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, nằm trên nền cao 1,14 mét.
Lầu Ngũ Phụng có chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm và đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.
Lầu Ngũ Phụng có chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm và đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.
Ngọ Môn là một công trình vừa bề thế, vừa mang một vẻ đẹp thanh nhã và duyên dáng, rất hoà hợp với cảnh quan xung quanh. Có thể xếp Ngọ Môn vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.
Ngọ Môn là một công trình vừa bề thế, vừa mang một vẻ đẹp thanh nhã và duyên dáng, rất hoà hợp với cảnh quan xung quanh. Có thể xếp Ngọ Môn vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.
Di tích thứ hai được video của CNN quảng bá là lăng vua Tự Đức (phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một quần thể gồm gần 50 công trình, hầu hết đều có chữ Khiêm trong tên gọi.
Di tích thứ hai được video của CNN quảng bá là lăng vua Tự Đức (phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một quần thể gồm gần 50 công trình, hầu hết đều có chữ Khiêm trong tên gọi.
Cảnh quan ấn tượng nhất ở lăng Tự Đức là hồ Lưu Khiêm, được coi là hồ nước đẹp nhất nhì Cố đô Huế. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm rợp bóng cây xanh. Bên bờ hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, hai nhà thủy tạ để vua ngồi ngắm hoa, làm thơ, đọc sách...
Cảnh quan ấn tượng nhất ở lăng Tự Đức là hồ Lưu Khiêm, được coi là hồ nước đẹp nhất nhì Cố đô Huế. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm rợp bóng cây xanh. Bên bờ hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, hai nhà thủy tạ để vua ngồi ngắm hoa, làm thơ, đọc sách...
Khu tẩm điện nằm ở phía Tây của hồ Lưu Khiêm. Trung tâm của khu vực này là điện Hòa Khiêm. Khi vua Tự Đức còn sống, đây là nơi vua làm việc mỗi khi đến lăng. Sau khi vua băng hà, điện Hòa Khiêm trở thành là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.
Khu tẩm điện nằm ở phía Tây của hồ Lưu Khiêm. Trung tâm của khu vực này là điện Hòa Khiêm. Khi vua Tự Đức còn sống, đây là nơi vua làm việc mỗi khi đến lăng. Sau khi vua băng hà, điện Hòa Khiêm trở thành là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.
Từ tẩm điện, một con đường quanh co dẫn sang khu lăng mộ. Các công trình chính ở đây là Bái đình, Bi đình và khu mộ vua. Mộ phần của vua Tự Đức được xây bằng đá, có hình dáng như một ngôi nhà, đặt trên ba cấp nền cũng làm bằng đá. Đầu mộ có một bàn thờ bằng đá.
Từ tẩm điện, một con đường quanh co dẫn sang khu lăng mộ. Các công trình chính ở đây là Bái đình, Bi đình và khu mộ vua. Mộ phần của vua Tự Đức được xây bằng đá, có hình dáng như một ngôi nhà, đặt trên ba cấp nền cũng làm bằng đá. Đầu mộ có một bàn thờ bằng đá.
Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Tất cả nằm trong khung cảnh thơ mộng như một công viên rộng lớn. Đây quả là một kiệt tác về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn...
Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Tất cả nằm trong khung cảnh thơ mộng như một công viên rộng lớn. Đây quả là một kiệt tác về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn...
Mời quý độc giả xem đoạn phim 30 giây quảng cáo về du lịch Việt Nam trên kênh CNN Asia. Nguồn: CNN.

GALLERY MỚI NHẤT