Vào những năm 1990, 1 ông lão ở vùng Đông Bắc Trung Quốc đã mang bảo vật đến Cục Di tích Văn hóa nhờ thẩm định. Bức tranh là bảo vật được truyền từ đời cha của ông – thị vệ bên cạnh vua Phổ Ngi. Bức tranh trước đó được ông mua ở 1 quầy hàng ven đường, vì biết là 1 bức tranh đắt tiền nên ông đã mua nó với giá hời.
Hóa ra đây chính là bức tranh “Thập Vịnh đồ” là bức tranh nổi tiếng của thời nhà Tống, được vẽ bởi 1 tài tử Giang Nam – người mà cả đời chỉ vẽ duy nhất 1 bức tranh, chính vì vậy nó rất hiếm. Bức tranh này đã được Hoàng gia mua lại và trở thành bộ sưu tập yêu thích của hoàng tộc các triều đại trước.
Sau khi ông lão cho biết đây là bảo vật gia truyền của gia đình mình, Cục Di tích Văn hóa đã tìm tới và trả mức giá 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng) để thu hồi lại. Tuy nhiên, ông lão không đồng ý và đưa ra mức giá 8 triệu NDT (khoảng 27 tỷ đồng). Tuy nhiên, mức giá ông lão đưa ra quá cao so với thời điểm đó vì vậy Cục Di tích Văn hóa từ chối. Vị chuyên gia đã tăng thêm 20.000 NDT (gần 69 triệu đồng) nhưng ông lão vẫn không đồng ý.
Một thời gian sau, Công ty Hàn Hải tìm đến, tuyên truyền chính sách bảo vệ cổ vật của Chính phủ Trung Quốc. Họ đã tổ chức 1 buổi đấu giá, trong đó có bức tranh của ông lão kia. Trong phiên đấu giá này, bức tranh đã được trả giá 18 triệu NDT (hơn 62 tỷ đồng) và Bảo tang của Tử Cấm Thành đã đấu giá thành công.
Tuy nhiên theo đánh giá, giá trị thực của bức tranh cổ còn hơn thế gấp nghìn vạn lần. Bảo vật này hiện được cất giữ trong Bảo tàng Cố Cung.