Bức tranh bị trộm ở Mỹ 60 năm trước được tìm thấy ở Anh

Một bức tranh bị đánh cắp từ một phòng trưng bày ở thành phố New York (Mỹ) 6 thập kỷ trước trong vụ trộm trị giá 1 triệu USD đã được tìm thấy cách đó hơn 3.000 dặm ở Anh.

Bức tranh của họa sĩ người Pháp Edouard-Leon Cortés, có tựa đề Chợ hoa Madeleine, bị đánh cắp ở Phòng trưng bày Herbert Arnot vào khoảng những năm 1950 hoặc 1960. Gần đây, bức tranh bị trộm bất ngờ xuất hiện ở Lancashire, Art Recovery International (Anh).
Buc tranh bi trom o My 60 nam truoc duoc tim thay o Anh
Bức tranh Chợ hoa Madeleine của Edouard-Leon Cortés đã bị đánh cắp khỏi Phòng trưng bày Herbert Arnot vào những năm 1950 hoặc 1960. Ảnh: Art Recovery International. 

Đó là một trong hơn 3.000 bức tranh mà người quản lý và nhân viên bán hàng của phòng trưng bày Arnot Gallery tên Louis Edelman đã đánh cắp và lén bán đi.

Edelman vào năm 1966 quyết định rời bỏ công việc của mình tại phòng trưng bày ở 250 West 57th Street để mở phòng trưng bày của riêng mình ở gần đó. Sau khi bán được hàng nghìn tác phẩm trị giá hơn 1 triệu USD, Edelman bị FBI bắt giữ ở Chicago và bị kết tội vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp qua các bang.

Buc tranh bi trom o My 60 nam truoc duoc tim thay o Anh-Hinh-2
Bức tranh của Edouard-Leon Cortés được Carnes Fine Art rao bán trong năm nay. Ảnh: Art Recovery International. 
Các bức tranh bị đánh cắp kể từ đó đã được rao bán tại các phòng trưng bày và nhà đấu giá trên toàn cầu.
Bức tranh Chợ hoa Madeleine được Carnes Fine Art, một đại lý ở Mawdesley rao bán vào đầu năm nay. Tác phẩm đã được giao cho Capes Dunn vào năm ngoái bởi một điền trang ở Cheshire, người đã mua lại nó từ Phòng trưng bày MacConnal-Mason có trụ sở tại London. Capes Dunn, nằm gần Manchester, đã bán bức tranh cho Carnes vào tháng 11/2022.
Christopher Marinello, người sáng lập và luật sư của Art Recovery International, cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn Bradley Carnes, Capes Dunn và nhà cung cấp của họ vì đã tặng bức tranh bị đánh cắp này vô điều kiện cho Phòng trưng bày Arnot”.
Edelman bị kết án hai năm tù và phạt 10.000 USD. Nhưng nhiều thập kỷ sau, hầu hết các bức tranh vẫn bị mất tích.

Bức tranh của bé gái tố cáo tên “yêu râu xanh”

Nhìn bức tranh của bé gái 12 tuổi, cô giáo phát hiện những điểm kỳ lạ nên lập tức báo cảnh sát điều tra và bắt được tên “yêu râu xanh”.

Sự việc xảy ra tại thành phố Itumbiara, Brazil. Tên “yêu râu xanh” 45 tuổi đã bị cảnh sát bắt giữ vì cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em, nạn nhân là bé gái 12 tuổi. Mọi việc được phanh phui nhờ bức tranh kỳ lạ của bé gái nộp cho cô giáo.
Thời điểm đó, một trường đang tổ chức hoạt động "Make it Beautiful", mục đích là nâng cao nhận thức của trẻ em và thanh thiếu niên về việc bị xâm hại tình dục. Trong hoạt động này, các thầy cô giáo yêu cầu trẻ em vẽ tranh về những gì xảy ra trong cuộc sống. Không ngờ, sau khi xem xét những bức tranh mà học sinh vẽ, các cô giáo phát hiện ra một bức tranh kỳ lạ của một bé gái 12 tuổi.

Bức tranh từ năm 1860 vẽ cô gái trông như đang cầm iPhone?

Tờ New York Post mới đây đưa tin, cộng đồng mạng đang xôn xao bởi một bức tranh 162 năm tuổi vẽ một cô gái dường như đang cầm một chiếc iPhone.

Trong tác phẩm “The Expected One” (tạm dịch là "Người được mong đợi") của họa sĩ người Áo Ferdinand Georg Waldmüller, cô gái ở trung tâm bức tranh đang đi giữa một khung cảnh tuyệt đẹp, đến chỗ chàng trai đang đợi sẵn trong bụi cây, tay cầm một bông hoa màu hồng.
Buc tranh tu nam 1860 ve co gai trong nhu dang cam iPhone?

Bức tranh “The Expected One” (tạm dịch là "Người được mong đợi") được họa sĩ người Áo Ferdinand Georg Waldmüller sáng tác năm 1860. 

Qua góc nhìn của con người thế kỷ 21, các cư dân mạng đồn đoán rằng có vẻ như cô gái đang lướt ngón tay trên một chiếc iPhone trong lúc đi dạo.

Nhưng theo Tờ New York Post, điều đó rõ ràng rất bất hợp lý, vì mẫu điện thoại iPhone đầu tiên được phát hành vào năm 2007, còn bức tranh trên được họa sĩ Waldmüller hoàn thành vào năm 1860.

Theo các nhà phê bình nghệ thuật, có một lời giải thích đơn giản cho cho vấn đề này, đó là sự ảo tưởng.

Cô gái có thể là đang đọc cuốn Kinh thánh trong khi đi dạo chứ không phải đang lướt mạng xã hội qua iPhone.

Gerald Weinpolter - Giám đốc điều hành website nghệ thuật austrian-paintings.at - nói: "Cô gái trong bức tranh của Waldmüller không nghịch chiếc iPhone mới của mình, mà đang đi đến nhà thờ với cuốn Kinh thánh nhỏ trên tay."

Peter Russell - một quan chức địa phương đã nghỉ hưu ở Glasgow (Scotland) - cho biết, ông đã nhìn thấy bức tranh này lần đầu tiên vào mùa hè vừa rồi khi đến thăm Bảo tàng Neue Pinakothek ở Munich (Đức) và muốn tìm hiểu thêm về nó.

Ông Russell lưu ý rằng, cuộc thảo luận xung quanh tác phẩm cho thấy xã hội đã thay đổi nhiều như thế nào.

Ông Russell nói: "Điều khiến tôi ấn tượng nhất là sự thay đổi trong công nghệ đã thay đổi cách diễn giải bức tranh. Sự thay đổi lớn là, vào những năm 1850 hoặc 1860, người xem đều có thể xác định đồ vật mà cô gái cầm trên tay là một cuốn Kinh thánh. Nhưng ngày nay, ai cũng thấy sự tương đồng với cảnh một cô gái tuổi teen mải mê lướt mạng xã hội trên chiếc điện thoại thông minh của mình."

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.