Cải bắp có làm mất tác dụng của viên sắt?

(Kiến Thức) - Sắt là một nguyên tố vi lượng cực kỳ cần thiết để cơ thể sản sinh máu, được coi như là thuốc bổ, dùng cho bà mẹ mang thai, người mới ốm dậy, người thiếu máu, người bị suy dinh dưỡng.

Hỏi: Tôi bị thiếu máu được chỉ định uống viên sắt nhưng tình hình không cải thiện được là bao. Có người bạn bảo uống thuốc mà không thấy tác dụng là do tôi thường xuyên ăn cải bắp. Xin hỏi, có đúng vậy không? Ngoài cải bắp tôi còn kiêng rau gì? - Lê Thị Thắm (Hà Đông, Hà Nội).
 
BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103: Sắt là một nguyên tố vi lượng cực kỳ cần thiết để cơ thể sản sinh máu, được coi như là thuốc bổ, dùng cho bà mẹ mang thai, người mới ốm dậy, người thiếu máu, người bị suy dinh dưỡng. Đặc điểm của viên sắt là sự hấp thu rất phụ thuộc vào lượng chất xơ trong thực phẩm. Ăn nhiều rau quả, hàm lượng chất xơ đưa vào cơ thể sẽ làm giảm hấp thu sắt trong ruột. 
Bắp cải là loại rau có tỷ lệ chất xơ cao. Nếu như ăn nhiều bắp cải thì coi như đang cố gắng làm cho sắt bị thải ra ngoài. Như vậy, vừa uống sắt vừa ăn bắp cải thì đúng là vừa uống thuốc vừa dùng luôn chất thải sắt. Vì vậy, khi đang uống viên sắt thì chớ nên ăn bắp cải hoặc chọn giải pháp uống viên sắt sau ăn bắp cải 4 tiếng. Ngoài ra, cũng không nên ăn rau muống, rau cần, rau cải canh.

Bổ sung sắt giúp giảm hội chứng mệt mỏi ở phụ nữ

- Thuốc bổ chứa sắt có thể giúp giảm hội chứng mệt mỏi ở những phụ nữ có hàm lượng sắt trong cơ thể thấp nhưng không thuộc dạng thiếu máu.

Giảm 50% triệu chứng mệt mỏi

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Geneva (Thụy Sỹ) phát hiện thấy những phụ nữ thường mệt mỏi không rõ nguyên nhân (không bắt nguồn từ một tình trạng bệnh cụ thể hoặc các nguyên nhân phổ biến) sau khi uống 1 viên sắt/ngày trong vòng 12 tuần đã giảm được 50% các triệu chứng mệt mỏi so với những người chỉ dùng giả dược.

Nghiên cứu được tiến hành trên 198 phụ nữ ở Pháp, độ tuổi từ 18 - 53. Trong đó, 102 người được yêu cầu uống mỗi ngày uống 1 viên thuốc bổ chứa 80 milligram sắt và 96 người còn lại dùng giả dược. Các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu máu của từng người để kiểm soát nồng độ sắt, hemoglobin và các tế bào hồng cầu khi bắt đầu nghiên cứu, sau 6 và 12 tuần tiếp theo.

Sau 6 tuần, hàm lượng các chất chỉ dấu chất sắt trong máu được cải thiện rõ rệt ở những phụ nữ uống viên sắt. Kiểm tra ở tuần thứ 12 cũng thu được kết quả tương tự, không chuyển biến thêm nhiều.

Khác biệt lớn nhất mà nhóm nghiên cứu phát hiện thấy là triệu chứng mệt mỏi ở cả hai nhóm đều giảm, nhưng mức giảm ở nhóm uống bổ sung sắt lớn hơn nhiều. Cụ thể, những phụ nữ uống viên sắt giảm 48% các triệu chứng trong khi tỷ lệ này ở nhóm dùng giả dược là 29%.

Để giải thích cơ chế tác động của sắt trong trường hợp này, các nhà khoa học đặt giả thuyết về mối liên hệ giữa sức khoẻ tâm thần và hội chứng mệt mỏi ở phụ nữ. Tuy nhiên, kiểm tra cho thấy chất sắt không có bất cứ tác động tích cực nào tới tình trạng trầm cảm và lo lắng ở phụ nữ.

Paul Vaucher, nghiên cứu sinh tiến sĩ khoa học thần kinh tại Đại học Geneva, Trưởng nhóm Nghiên cứu cho rằng, ở đây, chỉ có thể căn cứ vào tác động của sắt lên các tế bào máu để lý giải tác dụng của việc bổ sung chất sắt: "Nghiên cứu khoa học thần kinh mới đây cho thấy hội chứng mệt mỏi bắt nguồn từ việc thiếu sắt trong các mô não".

Ảnh minh họa: IE.
Ảnh minh họa: IE.

Nên xin bác sĩ tư vấn

Theo TS Jacqueline Wolf tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston (Mỹ), trước khi khuyến cáo phương pháp điều trị bằng viên sắt với các phụ nữ mắc hội chứng mệt mỏi không rõ nguyên nhân, nên cân nhắc kỹ tất cả các tác nhân có thể gây ra hội chứng này như thời lượng giấc ngủ, chế độ ăn, tập luyện, mức độ stress.

Wolf không trực tiếp tham gia nghiên cứu nhưng theo những gì bà quan sát được, rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu đã cải thiện được tình trạng, với hàm lượng hemoglobin tăng nhẹ, dù họ uống viên sắt hay giả dược. Như vậy thì hiệu ứng của viên giả dược cũng rất lớn.

Ngoài ra, 50% phụ nữ trong nghiên cứu không thuyên giảm triệu chứng khi uống viên sắt. Điều này rất khó giải thích và khiến kết quả của nghiên cứu chưa đủ sức thuyết phục. Hơn nữa, uống nhiều sắt cũng có thể gây táo bón và đi ngoài ra phân có màu đen.

Về phía mình, nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo phụ nữ mắc hội chứng mệt mỏi nên tư vấn bác sĩ trước khi chọn cách bổ sung sắt cho mình.

Rau bắp cải chống viêm loét miệng

(Kiến Thức) - Bắp cải, dưa bắp cải... là những thực phẩm chứa nhiều vitamin U nhất trong các loại rau. 

Hỏi: Vì sao người ta nói bị viêm loét miệng nên ăn rau bắp cải? - Nguyễn Thu Hà (Bà Triệu, Hà Nội).
 

Top bệnh nguy hiểm lây từ mẹ sang con

(Kiến Thức) - Những bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và để lại di chứng sức khỏe cho con sau khi sinh.

Nhiễm HIV. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới lây nhiễm theo đường từ mẹ sang con. Trẻ có thể bị nhiễm khi còn là thời kì bào thai, trong lúc sinh hoặc khi cho con bú…
 Nhiễm HIV. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới lây nhiễm theo đường từ mẹ sang con. Trẻ có thể bị nhiễm khi còn là thời kì bào thai, trong lúc sinh hoặc khi cho con bú…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.