Bác sĩ nhi chỉ rõ sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải khi cho con uống sữa

Cứ cho con uống sữa kiểu này, nhiều cha mẹ đã vô tình gây hại cho trẻ mà không biết.

Uống quá nhiều sữa, trẻ bị thiếu máu nặng
Không ít cha mẹ tin rằng sữa là thức uống chứa nhiều dinh dưỡng và có hàm lượng canxi cao nên cho con uống càng nhiều càng tốt, thậm chí uống thay cả nước. Có khi con bỏ ăn, chán cơm, bố mẹ cũng đưa cho một hộp sữa để uống bù vào. Tuy vậy, cách làm này chưa hẳn đã tốt, thậm chí nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhi đồng TP.Hồ Chí Minh) đã có bài viết chia sẻ về trường hợp 1 cháu bé bị thiếu máu nặng bởi cha mẹ cho uống quá nhiều sữa.
"Chúng ta có thể "vô tình" trở thành những ông bố bà mẹ gây hại cho con với cái thực đơn "nhàn tênh" bên dưới. Và mình đảm bảo rất nhiều gia đình đang áp dụng thực đơn này cho con hoặc ông bà nội, ngoại khi được giao chăm cháu cũng áp dụng thực đơn này:
Sáng, trưa tối: Cho con ăn một bát cháo với ít thịt, cá... Nếu con không ăn hoặc ăn ít, ba mẹ sẽ cho con uống 1 hộp sữa.
Chiều: 1 hộp sữa.
Khuya: Cho con uống 1 - 2 hộp sữa đến khi đi ngủ.
Bac si nhi chi ro sai lam nhieu cha me mac phai khi cho con uong sua
 Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, cho con uống quá nhiều sữa mỗi ngày chưa hẳn đã tốt (Ảnh minh họa).
Bao nhiêu người trong chúng ta đang nuôi con theo cách này thì một lần nào đó con bị cảm hay sốt, hãy đưa con đi xét nghiệm máu để xem bé có bị thiếu máu hay không? Bởi vì gần như tất cả những đứa trẻ mình khám thiếu máu, thiếu sắt đều có chế độ ăn như vậy.
Chế độ ăn "nhàn tênh" như trên đã khiến 1 bé thiếu máu mức độ nặng. Hiểu nôm na rằng con chỉ còn 40% máu so với những đứa trẻ bình thường khác dù rằng 18 tháng tuổi và nặng tới 25kg.
Điều đặc biệt là bố, mẹ bé rất tự vào với cách cho con uống 10 hộp sữa mỗi ngày và không nhận ra con mình nhợt nhạt, xanh xao mà chỉ nghĩ bé trắng trẻo.
Sữa mặc dù tốt thật nhưng lượng canxi và phốt pho cao trong sữa là yếu tố khiến cơ thể bé khó hấp thu sắt. Bên cạnh đó, sữa bò rất ít sắt nên nếu uống sữa thì vẫn nên bổ sung sắt theo từng độ tuổi.
Mình giải thích với bố mẹ bé rằng việc cho con uống 6-10 hộp sữa một ngày như vậy rất nhàn nhưng giờ con thiếu máu rất nặng, cần nhập viện để theo dõi. Thậm chí con có thể bị thalasemia (bệnh tan máu bẩm sinh) ẩn dưới nền thiếu máu, thiếu sắt. Nghe vậy người mẹ bắt đầu bật khóc và ông chồng cũng trở nên bối rối.
Trường hợp trên, bé cần bổ sung sắt và quá trình này mất vài tháng. Sau đó sẽ đánh giá lại việc đáp ứng của con rồi mới quyết định. Bố mẹ bé rất đau khổ vì "vô tình" khiến con thiếu máu nặng như thế!
Thử hỏi:
- Bao nhiêu bậc làm cha/mẹ chúng ta cho bé con uống trên 600 ml sữa mỗi ngày (2 hộp)? Vì sử dụng nhiều hơn ngưỡng này, bé sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.
- Bao nhiêu người mẹ có để ý rằng lúc mang thai mình phải uống sắt?
- Bao nhiêu người mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi phải bổ sung sắt và acid folic liều 60mg sắt và 0.4mg acid folic mỗi ngày?
- Bao nhiêu người chồng nhắc nhở vợ mình bổ sung sắt cho vợ và cho con sau khi đọc bài này?
- Bao nhiêu người sẽ tự kiểm tra lại công thức máu của mình?
- Bao nhiêu người tự hào rằng con mình "trắng trẻo" chứ không hề biết đó là xanh xao, nhợt nhạt?
Đôi khi chăm con theo một cách thức nhàn tênh như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và "vô tình" chúng ta trở thành ông bố bà mẹ gây ra thiếu máu cho con".
Cách bổ sung sắt cho cả mẹ và con
Bên cạnh đó bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cũng không quên chia sẻ những lưu ý quan trọng về bổ sung sắt cho con:
1. 3 tháng trước mang thai
Thời điểm TỐT NHẤT để bổ sung sắt đó là 3 tháng trước mang thai, mẹ và bố cần được khám và tư vấn tiền sản và giải quyết các vấn đề bất thường trước khi có em bé.
2. Lúc mang thai
Hàm lượng sắt nên bổ sung lúc mang thai theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
- 30-60mg sắt nguyên tố.
- 0.4mg acid folic.
Lưu ý là đôi khi viên thuốc sắt nặng 300mg nhưng phải đọc trong thành phần của nó là bao nhiêu mg sắt nguyên tố. Nếu chứa 60mg sắt nguyên tố thì uống 1 viên/ngày nhưng chỉ 30mg thì 2 viên mới đủ 60 mg/ngày. Tương tự với acid folic.
3. Sau sinh
Nếu mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, mẹ PHẢI uống bổ sung sắt giống lúc mang thai.
4. Bổ sung sắt cho con
- 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn thì mẹ uống sắt liều giống lúc mang thai.
- 6 tháng - 1 tuổi: Chọn sữa công thức giàu sắt (đọc thành phần) làm sao đủ cho bé 11mg sắt nguyên tố/ngày.
- 1 tuổi - 3 tuổi: 7 mg/ngày.
- Sau 3 tuổi: Chế độ ăn nhiều thịt cá và rau xanh đảm bảo lượng sắt cho bé, không cần thiết uống sắt bổ sung.
5. Lưu ý khi uống sắt
Canxi là một trong những chất hạn chế hấp thu sắt của ruột, vì vậy nên:
- Uống sắt khi đói để quá trình hấp thu sắt tối đa.
- Uống cùng với vitamin C để tăng hấp thu sắt.
- Trong thời gian uống sắt không uống trà, cà phê... vì giảm hấp thu sắt.
- KHÔNG uống cùng sữa vì hàm lượng canxi trong sữa cao.
- KHÔNG uống cùng viên canxi sủi.
Sáng ngủ dậy nên uống sắt luôn, lúc dạ dày còn trống. Còn một số không quen được thì nên uống sau ăn 2 tiếng.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Bác sĩ Nội trú Huyết học - Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh "bác sĩ yêu trẻ con". Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.

Quan niệm sai lầm khi uống sữa rất nhiều người mắc phải

Rất nhiều người có những suy nghĩ sai lầm liên quan đến việc uống sữa.

Sữa là thức uống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn những sai sót đang tiếc khi uống sữa. Do vậy mà cơ thể không những không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa mà thậm chí còn có tác dụng ngược lại, gây nguy hiểm. Sau đây là một số quan niệm sai lầm trong ăn uống khi sử dụng sữa ít ai ngờ tới.

Pha sữa thế nào để trẻ không ngộ độc?

Chỉ cần nguồn nước không đảm bảo, thậm chí người pha sữa không rửa tay sạch sẽ cũng có thể là nguy cơ dẫn đến sữa nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho trẻ.

Sau vụ việc hơn 400 học sinh tiểu học tại Hậu Giang phải cấp cứu sau khi uống sữa pha sẵn, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra nguy cơ ngộ độc cấp từ sữa pha sẵn.
Pha sua the nao de tre khong ngo doc?
Ảnh minh họa. 

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.