Sữa là thức uống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn những sai sót đang tiếc khi uống sữa. Do vậy mà cơ thể không những không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa mà thậm chí còn có tác dụng ngược lại, gây nguy hiểm. Sau đây là một số quan niệm sai lầm trong ăn uống khi sử dụng sữa ít ai ngờ tới.
Không nên uống sữa nếu bị ho
Khi bị ho uống sữa không gây bất kỳ tác hại nào. |
Chuyên gia dinh dưỡng và thể thao Deepshikha Agarwal ở Mumbai, Ấn Độ, cho biết trẻ uống sữa khi bị ho không gây ra bất kỳ tác hại nào. Đồng thời, sự hiện diện của các chất dinh dưỡng trong sữa có thể cải thiện hệ thống miễn dịch hơn.
Nên tránh sữa sau bữa ăn nhiều gia vị
Theo The Health Site, các chuyên gia khuyên bạn nên uống một cốc sữa pha loãng sau 30 phút tiêu thụ bữa ăn nhiều gia vị để giảm việc sản xuất axit và cải thiện tiêu hóa.
Không uống sữa nếu bạn bị trào ngược axit
Không nhiều người biết rằng sữa là phương thuốc tự nhiên tốt nhất để làm giảm cảm giác nóng rát và trào ngược axit. Tất cả những gì bạn phải làm là uống một ly sữa lạnh sau bữa ăn để trung hòa lượng axit dư thừa.
Sữa gây sỏi thận
Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn chuyển hóa, các nhiễm trùng đường niệu hoặc nước tiểu bị cô đặc do cơ thể không đủ nước... dẫn đến tạo sỏi.
Thực tế, nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn chuyển hóa, các nhiễm trùng đường niệu hoặc nước tiểu bị cô đặc do cơ thể không đủ nước... dẫn đến tạo sỏi. Người bị sỏi thận vẫn cần phải cung cấp đủ nhu cầu về calci. Việc kiêng cữ quá mức các thực phẩm chứa calci không chỉ dễ dẫn đến loãng xương mà còn gây ra mất cân bằng hấp thu calci trong ruột, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn chất oxalat và tăng nguy cơ tạo sỏi.
Mỗi ngày có thể sử dụng 2-3 ly sữa tươi (750 mg calci) hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như phô-mai, sữa chua...
Nhớ tắm nắng để cung cấp Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi từ thức ăn vào xương nhé, nếu không có vitamin D canxi sẽ được thải ra bên ngoài, cũng là 1 trong nhiều nguyên nhân gây sỏi thận.
Sữa càng đặc càng tốt
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí bỏ ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.