Pha sữa thế nào để trẻ không ngộ độc?

Chỉ cần nguồn nước không đảm bảo, thậm chí người pha sữa không rửa tay sạch sẽ cũng có thể là nguy cơ dẫn đến sữa nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho trẻ.

Sau vụ việc hơn 400 học sinh tiểu học tại Hậu Giang phải cấp cứu sau khi uống sữa pha sẵn, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra nguy cơ ngộ độc cấp từ sữa pha sẵn.
Pha sua the nao de tre khong ngo doc?
Ảnh minh họa. 
Nguyên nhân có thể do dụng cụ chứa đựng sữa (bình, chai, lọ…), dụng cụ pha sữa không đảm bảo bị nhiễm vi sinh vật. Nguồn nước dùng để pha sữa nếu không phải là nước sạch hoặc nhiễm vi sinh vật cũng có thể gây ngộ độc. Thậm chí, bàn tay của người pha sữa có nhiễm vi khuẩn cũng khiến người uống gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, việc bảo quản không đúng cách sữa bột sau khi mở nắp cũng có thể khiến vi sinh vật trong không khí xâm nhập vào bên trong và gây ngộ độc cấp khi sử dụng.
Bệnh nhân khi bị ngộ độc cấp thường có những triệu chứng điển hình như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Sữa có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi hết hạn hoặc bị hỏng. Khi đó, các thành phần trong sữa biến đổi thành các chất nguy hiểm. Đặc biệt, nếu bảo quản ở nơi điều kiện không đảm bảo, sữa chưa hết hạn vẫn có thể hỏng và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người lớn cần rửa tay sạch trước khi pha sữa, tiệt trùng dụng cụ pha sữa bằng nước sôi, nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi pha, lượng sữa dư nên đỏ bỏ, không pha chung hai loại sữa với nhau vì có thể gây ra sự tương tác giữa các loại sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ; sau khi mở nắp lấy sữa cần phải đóng kín để tránh hấp thu độ ẩm từ môi trường bên ngoài.
Hộp sữa nên để ở nơi thoáng mát, không bảo quản trong tủ lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác trong tủ. Sữa sau khi mở nắp chỉ nên dùng trong thời gian từ 15-30 ngày. Khi thấy sữa có dấu hiệu bất thường thì cả người lớn và trẻ em đều không nên uống để tránh nguy cơ ngộ độc.

Nhiễm độc do uống sữa pha sẵn

- Cháu Nguyễn Thu M. (2,5 tuổi ở Hà Nội) rất biếng ăn nên bố mẹ thường mua sữa về ép ăn thêm. Do điều kiện công việc, mẹ cháu thường pha sẵn sữa cho vào tủ lạnh, nhờ ông bà cho uống trong ngày.

Những lần sữa Abbott bị “vạch mặt” kém chất lượng

(Kiến Thức) - Thông tin sữa PediaSure của Abbott có dị vật bất thường đang khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Cùng điểm lại những lần sữa Abbott bị khách hàng tố kém chất lượng.

Là hãng sữa nổi tiếng thế giới nhưng thời gian gần đây, sữa Abbott liên tục gặp sự cố về chất lượng khiến người tiêu dùng Việt Nam kinh hãi. Không ít lần, sản phẩm sữa của hãng này dính nghi án kém chất lượng, sữa bị vón cục, có sinh vật lạ, có dị vật bất thường hay thậm chí bốc mùi...
Sữa Pediasure BA của Abbott khị khách hàng tố có chứa dị vật bất thường

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.