Viên xương khớp Kingphar New quảng cáo “láo”: NTD phản ứng thế nào?

(Kiến Thức) - “Bộ Y tế đã cảnh báo TPBVSK Viên xương khớp Kingphar New trên nhiều website, tôi cho rằng người tiêu dùng thông minh nên cảnh giác với sản phẩm này, dù bán ở đâu cũng vậy”, ông Nguyễn Hữu Đạt (Hà Nội) chia sẻ.   

Theo thông tin phản ánh trên Kiến Thức, Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế vừa khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin quảng cáo TPBVSK Viên xương khớp Kingphar New trên các website: sieuthihaohao.com; nhathuoctrungnguyen.com, chuyenkhoaxuongkhop.net, shopee.vn, facebook.com. Lý do vì nội dung quảng cáo công dụng Viên xương khớp Kingphar New trên các website này không phù hợp với hồ sơ công bố đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Do đó, Cục An toàn thực phẩm đã khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên xương khớp Kingphar New tại các website nêu trên.
Vien xuong khop Kingphar New quang cao “lao”: NTD phan ung the nao?
Sản phẩm Viên xương khớp Kingphar New bị cảnh báo vi phạm qui định quảng cáo trên nhiều website 
Sản phẩm Viên xương khớp Kingphar New bị cảnh báo do Công ty Cổ phần Kingphar Việt Nam (Địa chỉ: Số B58 đường Nguyễn Thị Định, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên, khi làm việc với Cục ATTP, đại diện Công ty Kingphar Việt Nam khẳng định các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên xương khớp Kingphar New đang quảng cáo trên một số website không phải do Công ty Cổ phần Kingphar Việt Nam thực hiện và không chịu trách nhiệm về chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm trên website này.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Kiến Thức, các website này có thể coi là các “chân rết” bán hàng, cung cấp sản phẩm Kingphar News ra thị trường, nên nhãn hàng không thể phủ nhận trách nhiệm với sản phẩm cũng như việc quảng bá, chào bán sản phẩm đến người tiêu dùng.
Ông Trương Minh Toàn (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Công ty Cổ phần Kingphar Việt Nam làm ăn như vậy là không đàng hoàng, họ chối bỏ trách nhiệm đối với các kênh bán sản phẩm của mình, khác nào chối bỏ chính sản phẩm của họ, vì nếu không do Kingphar Việt Nam cung cấp thì các trang web này lấy sản phẩm Kingphar New ở đâu ra. Chính kiểu phủi tay của Kingphar Việt Nam thế này khiến tôi thấy mất lòng tin ở họ. Họ không chịu trách nhiệm cho sản phẩm của mình bán trên các website bị cảnh báo này thì liệu ở các kênh bán hàng khác họ có chịu trách nhiệm không? Tốt nhất là không mua sản phẩm nữa”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Đạt (Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc chia sẻ: “Bộ Y tế đã khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm TPBVSK Viên xương khớp Kingphar New tại nhiều website như vậy, tôi cho rằng người tiêu dùng thông minh nên cảnh giác với sản phẩm này, dù bán ở đâu cũng vậy. Ở những website bị cảnh báo sản phẩm không tốt thì liệu có chắc chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm này trên website khác, nơi bán khác có ra gì. Người tiêu dùng nên chú ý cảnh giác là hơn”.
Theo thông tin trên trang chuyenkhoaxuongkhop.net, hộp sản phẩm Viên xương khớp Kingphar New 40 viên có giá thành 98.000đ. Với liều dùng 2-3 viên mỗi ngày thì hộp sản phẩm như vậy có thể dùng trong khoảng 20 ngày, một liệu trình khuyến nghị là từ 3-6 tháng. Như vậy nếu người bệnh dùng 6 tháng sẽ phải mua 9 hộp Viên xương khớp Kingphar New với tổng số tiền khoảng 900.000đ.
Số tiền này có thể là không lớn để hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng với cách quảng cáo “láo”, sai lệch nội dung quảng cáo công dụng đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, Kingphar New đã đánh vào niềm tin của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗn loạn như hiện nay.
Đáng nói hơn, đối tượng sử dụng các sản phẩm xương khớp chủ yếu là người già, người có tuổi, hưu trí. Đối với các cụ chỉ có nguồn thu nhập từ đồng lương hưu ít ỏi, việc bỏ ra gần 1 triệu để mua sản phẩm là điều không dễ dàng gì. Với việc quảng cáo láo, phủ nhận trách nhiệm với sản phẩm của mình Kingphar New thực sự đã lừa dối niềm tin của người bệnh, người cao tuổi một cách tệ hại…

Cảnh báo hàng loạt webite quảng cáo TPCN kém chất lượng

(Kiến Thức) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo về những thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo trên một số website trong tháng 8/2018.

Qua kiểm tra, rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe... Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện trong thời gian vừa qua trên một số website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo.
Theo đó, các website này không phải do công ty sở hữu công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thực hiện, do đó các sản phẩm đã nêu đang quảng cáo tại các website trên không đảm bảo chất lượng, an toàn theo công bố đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Ngoài Vy&Tea, NTD Việt bị “đầu độc” bởi loạt TPCN chứa chất cấm nào?

(Kiến Thức) - Trà thảo mộc Vy&Tea xuất khẩu vào Hàn Quốc vừa bị phát hiện có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine. Thực tế ở Việt Nam dù đã có qui định cấm nhưng nhiều TPCN giảm cân vẫn sử dụng các chất độc hại này trong thành phần sản phẩm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.