Ngoài Vy&Tea, NTD Việt bị “đầu độc” bởi loạt TPCN chứa chất cấm nào?

(Kiến Thức) - Trà thảo mộc Vy&Tea xuất khẩu vào Hàn Quốc vừa bị phát hiện có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine. Thực tế ở Việt Nam dù đã có qui định cấm nhưng nhiều TPCN giảm cân vẫn sử dụng các chất độc hại này trong thành phần sản phẩm.

Ngoài Vy&Tea, NTD Việt bị “đầu độc” bởi loạt TPCN chứa chất cấm nào?
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho biết cơ quan này nhận được thông tin từ Đại sứ quán Hàn Quốc thông báo về việc lô hàng thực phẩm Trà thảo mộc Vy&Tea của Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ thương mại Hà Vy (Địa chỉ: Số nhà 45, Tổ 1, Quốc lộ 14, Thôn Sơn Hiệp, Xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước) xuất khẩu vào Hàn Quốc bị phát hiện có chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine.
Ngoai Vy&Tea, NTD Viet bi “dau doc” boi loat TPCN chua chat cam nao?
Trà thảo mộc Vy&Tea bị phát hiện có chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine.
Đây là hai chất bị bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người sử dụng. Chất Sibutramine tạo cảm giác no và không thèm ăn nhưng tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim và đột quỵ; Phenolphtalein có nguy cơ gây ung thư và cũng có thể gây suy tim sung huyết hoặc đột quỵ với bệnh nhân có tiền sử bệnh động mạch vành.
Vì những tác dụng nguy hại đến tim mạch của Sibutramine, ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine. Tiếp đó, ngày 14/4/2011 Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn và quyết định về việc rút số đăng ký của tất cả các thuốc có chứa hoạt chất này ra khỏi danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Mặc dù vậy chất cấm này vẫn được sử dụng trái phép trong nhiều sản phẩm trà giảm cân như Trà thảo mộc Vy&Tea. Sản phẩm Trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea của Công ty TNHH Hà Vy chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine không chỉ có mặt ở thị trường Hàn Quốc mà cũng bán rộng rãi ở Việt Nam.
Đáng nói, việc trà giảm cân Vy&Tea sản xuất tại Việt Nam bị cơ quan Hàn Quốc thu giữ vừa qua không phải là vụ việc duy nhất phát hiện sử dụng trái phép chất cấm này. Trong thời gian vừa qua, thông qua chương trình giám sát chủ động, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã phát hiện và thu hồi nhiều sản phẩm giảm cân có chứa chất Sibutramine.
Trong đó, phải kể đến những tên tuổi từng được nhiều chị em phụ nữ săn lùng, kể cả các sản phẩm được quảng cáo là thảo dược như trà giảm cân Hoa sâm đất, trà giảm cân Cường Anh, thuốc giảm cân đông y Tiến Hạnh,… cho đến nhiều sản phẩm nhập ngoại khác.
Cụ thể, trà thảo mộc Hoa Sâm Đất là của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng ZN (địa chỉ: 89/994E Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) từng bị Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thu hồi vì lý do chứa chất cấm này.
Ngoai Vy&Tea, NTD Viet bi “dau doc” boi loat TPCN chua chat cam nao?-Hinh-2
Trà Slim Cường Anh bị phạt vì chứa chất cấm Sibutramine
Trà giảm cân Cường Anh của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Cường Anh Authentic (địa chỉ: Tầng 4, số 696 phố Quang Trung, phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội) cũng chứa chất cấm Sibutramine theo kết quả của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).
Cơ sở đông y Tiến Hạnh (Ngõ 1, Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm) cũng bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt vì sản xuất hàng nghìn gói thuốc tăng cân, giảm cân Đông y gia truyền Tiến Hạnh với bột ngô, gạo nếp, mật mía và chất cấm Sibutramine.
Ngoài các sản phẩm trà thảo dược giảm cân được sản xuất tại Việt Nam, cũng không ít sản phẩm giảm cân nhập ngoại cũng bị cảnh báo, thu giữ vì có chứa chất cấm. Điển hình như TPCN giảm cân hiệu Lishou (cùng thương hiệu nhưng có nhiều xuất xứ như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…). Sản phẩm bán chạy không kém Lishou là TPCN giảm cân hiệu Best Slim – từng bị FDA cấm lưu hành và thu hồi tại Mỹ do chứa Sibutramine.
Ở Việt Nam, TPCN Best Slim được quảng cáo bán rất chạy, tuy nhiên, điều đáng quan tâm là một số trường hợp Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra vi phạm thì sản phẩm này không có thông tin của nhà nhập khẩu và phân phối – dấu hiệu mà cơ quan này đánh giá là hàng lậu.
Ngoài ra, Bộ Y tế từng đình chỉ lưu hành một số TPCN vì có chứa hoạt chất Sibutramine nguy hại như: 2Day Diet, 3X Slimming Power, OxyElite Pro, Super Fat Burner…
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đưa ra cảnh báo tương tự với nhiều các sản phẩm giảm cân như viên nang thuốc giảm cân Papaya, Asia Slim, A1 Slim, viên nang Miracle Adipessum… FDA cũng từng khuyên người tiêu dùng không nên mua hoặc sử dụng các sản phẩm giảm cân này được rao bán trên các trang web khác nhau, bao gồm www.Amazon.com và một số cửa hàng bán lẻ. Sản phẩm này cũng được một số trang web ở Việt Nam chào bán.

Phát hiện chất cấm nguy hiểm trong nhiều TPCN giảm béo

(Kiến Thức) - Thời gian vừa qua, thông qua chương trình giám sát chủ động, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sản phẩm giảm béo có chứa Sibutramine trên thị trường.

Phát hiện chất cấm nguy hiểm trong nhiều TPCN giảm béo
Phát hiện chất cấm Sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo
Ngày 23/7, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này đã có Công văn số 3811/ATTP-SP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh... về việc giám sát sản phẩm thực phẩm giảm béo có chứa Sibutramine.

Rùng mình chất cấm trong thuốc, trà giảm cân Hoa Sâm Đất, Đông y Tiến Hạnh

(Kiến Thức) - Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu hồi nhiều loại thuốc, trà giảm cân có chứa chất cấm Sibutramine gây ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng người sử dụng. 

Rùng mình chất cấm trong thuốc, trà giảm cân Hoa Sâm Đất, Đông y Tiến Hạnh

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về một cô gái đã tử vong ngày 20/8 do uống quá nhiều thuốc giảm cân.

Cô gái xấu số tên Nguyễn Ngọc Vân K. (22 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai). Một người bạn của nạn nhân cho biết, cô chơi thân với K. cách đây hơn 4 năm. Từ khi mới quen nhau cô đã thấy K. sử dụng thuốc giảm cân.

"Nhiều lần chính tôi và K. đã cùng nhau giấu tiền để đi mua thuốc. Mỗi lần uống, chị ấy thường đau đầu, hoa mắt, nôn ói, tiêu chảy, có khi quá mệt phải cấp cứu. Tôi có khuyên chị ấy dừng lại nhưng vì tự ti ngoại hình, K. vẫn uống. Uống thuốc giảm cân trong thời gian dài, chị K. bị suy thận, mặt sưng phù, giãn đồng tử dẫn đến đột quỵ. Sau khi đột quỵ, K. được chỉ định phẫu thuật não, sống thực vật hơn một năm thì mất", người bạn kể lại. 

Thông tin về cái chết của cô gái trẻ khiến không ít người đang làm đẹp bằng các loại thực phẩm, thuốc uống giảm cân rùng mình bởi trên thực tế, thời gian qua hàng loạt thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân bị cơ quan đình chỉ, thu hồi vì chứa chất cấm nguy hiểm.

Cảnh báo sản phẩm không truy rõ nguồn gốc... nhãn hàng có thể bị “án oan”?

“Cơ quan quản lý dược phẩm nước ngoài đưa ra cảnh báo sản phẩm, mà không có sự phối hợp phía doanh nghiệp để làm rõ nguồn gốc sản phẩm, có thể khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng bị cảnh báo oan”, Dược sĩ Huỳnh Tính cho biết.

Cảnh báo sản phẩm không truy rõ nguồn gốc... nhãn hàng có thể bị “án oan”?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.