Vì sao Đắk Lắk thí điểm tuyển chọn Bí thư huyện ủy, Giám đốc sở?

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường khẳng định đề án thí điểm tuyển chọn Bí thư Huyện ủy Lắk và Buôn Đôn là biện pháp mới trong cách tuyển chọn người đứng đầu cấp huyện, nhằm chống chạy chức chạy quyền cho bộ máy điều hành.

Vi sao Dak Lak thi diem tuyen chon Bi thu huyen uy, Giam doc so?
Sở Tài Nguyên và Môi trường sắp tới sẽ thi tuyển chức danh giám đốc 
Ngày 17/2, trả lời PV Tiền Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk-Ông Bùi Văn Cường xác nhận Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch thí điểm tuyển chọn Bí thư Huyện ủy Lắk và Buôn Đôn.
Theo đó, việc tuyển chọn thí điểm Bí thư Huyện ủy 2 huyện dựa trên cơ sở Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác cán bộ.
“Việc tuyển chọn vào chức danh Bí thư Huyện ủy ở 2 huyện này nhằm thực hiện tuyển chọn theo cơ chế cạnh tranh, bình đẳng, dân chủ, công khai và khách quan. Trên cơ sở đó, để lựa chọn những công chức lãnh đạo, quản lý thực sự có năng lực, trình độ và triển vọng. Tạo môi trường, điều kiện để ứng viên nghiên cứu học tập nâng cao trình độ bản thân, chắt lọc các đề án, giải pháp khả thi để xây dựng phát triển huyện...
Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ trực tiếp đặt câu hỏi, nêu các tình huống cho các ứng viên. Người nào đưa ra được những giải pháp tốt, chính sách tốt để giúp kinh tế - xã hội địa phương đi lên, người đó sẽ được chọn làm Bí thư Huyện ủy. Sau hai huyện Lắk và Buôn Đôn, các huyện, thị và thành phố cũng sẽ áp dụng cách tuyển chọn này” – Ông Cường khẳng định.
Dự kiến, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk sẽ chọn khoảng 3-5 ứng viên là những cán bộ, công chức đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Các ứng viên này phải có 3 năm liền kề hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ trở lên; không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, Điều 82 Luật Cán bộ, công chức. Vị trí Bí thư Huyện ủy Buôn Đôn, ưu tiên ứng viên là người dân tộc thiểu số.
Theo kế hoạch, ngày 25/2, Hội đồng sẽ tổ chức việc tuyển chọn; Các ứng viên sẽ trình bày nội dung “Chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện”.
Tiếp theo, Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển các chức danh Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Công thương và Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Sẽ kỷ luật nặng nữ trưởng phòng Dak Lak mượn bằng của chị

Theo chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, vị nữ trưởng phòng này sẽ bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất.

Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có bản tường trình về sự việc xài bằng trung học phổ thông của chị mình và những khai báo gian dối về lý lịch của mình. Ngày 4-10, tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết như trên. Theo đó, sau khi làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, bà này nêu lý do thời điểm xảy ra sự việc thì bà còn trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn.
Trước đó, một tài khoản Facebook loan tải thông tin Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có nữ trưởng phòng Trần Thị Ngọc Ái Sa có tên, họ, ngày sinh, số CMND, tên cha mẹ trùng khớp với một cán bộ ở một bệnh viện tỉnh Lâm Đồng. Tài khoản Facebook trên cho biết nữ trưởng phòng này chỉ mới học xong cấp hai, làm nhân viên tiệm tóc và rất xinh đẹp nhưng đã lên như diều gặp gió. Cùng thời điểm này, bà trưởng phòng cũng bị người dân làm đơn tố cáo do đã kê khai không đúng sự thật về lý lịch cũng như dùng văn bằng không hợp pháp để thăng tiến trong công việc.

Nữ trưởng phòng Đắk Lắk mượn bằng thăng tiến: Cán bộ liên quan chịu kỷ luật gì?

(Kiến Thức) - Dù liên quan đến quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa – nữ trưởng phòng mượn bằng chị gái để tiến thân gây bức xúc dư luận nhưng cựu CVP Tỉnh ủy Đắk Lắk không bị thi hành kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa phát đi thông cáo về việc xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan đến sự thăng tiến của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa - nữ trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk mượn bằng và nhân thân của chị gái để được tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng tiến.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.