Nữ trưởng phòng Đắk Lắk mượn bằng thăng tiến: Cán bộ liên quan chịu kỷ luật gì?

(Kiến Thức) - Dù liên quan đến quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa – nữ trưởng phòng mượn bằng chị gái để tiến thân gây bức xúc dư luận nhưng cựu CVP Tỉnh ủy Đắk Lắk không bị thi hành kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa phát đi thông cáo về việc xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan đến sự thăng tiến của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa - nữ trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk mượn bằng và nhân thân của chị gái để được tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng tiến.
Theo kết quả xử lý các cá nhân trực tiếp vi phạm cho thấy, Ban Thường vụ Đảng khối các cơ quan Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã xem xét, kết luận và ban hành quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa. Văn phòng Tỉnh ủy cũng xem xét thi hành kỷ luật buộc thôi việc đối với nữ cán bộ này.
Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối các cơ quan Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã kỷ luật ông Lê Thanh Sơn (chồng bà Trần Thị Ngọc Thêm, tên thật của nữ cán bộ mượn tên chị gái Trần Thị Ngọc Ái Sa để tuyển dụng và được bổ nhiệm làm trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) – Phó Bí thư chi bộ, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk bằng hình thức cảnh cáo vì đã khai lý lịch xin vào Đảng và lý lịch đảng viên của mình không trung thực; để vợ sử dụng tên, tuổi và văn bằng của chị ruột vợ để đi học, tuyển dụng, kết nạp Đảng.
Nu truong phong Dak Lak muon bang thang tien: Can bo lien quan chiu ky luat gi?
Vụ việc bà Trần Thị Ngọc Thêm lấy tên, mượn bằng chị gái  Trần Thị Ngọc Ái Sa để tiến thân gây bức xúc dư luận.
Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách các ông Trần Xuân Bảy, Bí thư chi bộ Nhà khách tỉnh Đắk Lắk; ông Trần Phú - nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; ông Bùi Văn Bang - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đắk Lắk, nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy do có những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình công tác trước đó liên quan đến sai phạm của bà Sa.
Đáng chú ý, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông ông Trần Phú và ông Bùi Văn Bang. Tuy nhiên, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã thống nhất không ban hành quyết định kỷ luật đối với ông Trần Phú và ông Bùi Văn Bang vì hết thời hiệu xử lý kỷ luật.
Riêng ông Trần Xuân Bảy bị kỷ luật với hình thức khiển trách. Ông Bảy là Trưởng phòng kiêm Bí thư chi bộ của Phòng Quản trị trong thời gian bà Ái Sa kết nạp Đảng và làm việc tại đây.
UBKT cũng yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với: bà H’Kim Hoa Byă (Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk), ông Bạch Văn Mạnh (Giám đốc Sở Nội vụ), bà Phạm Thị Long (Bí thư chi bộ Phòng Hành chính, Tiếp dân, Lưu trữ), ông Trần Quang Tân (Phó bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh), ông Lê Tiến Hùng (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk), bà Phạm Thị Lan (nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Hành chính - Tiếp dân Văn phòng Tỉnh ủy).
Trước đó, ngày 22/8/2019, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk nhận được đơn tố cáo nặc danh đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc dùng bằng cấp 3 và tên tuổi của chị gái ở Lâm Đồng để công tác và thăng tiến nên vào cuộc thẩm tra, xác minh.
Kết quả xác minh cho thấy, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm. Năm 1999, bà Thêm đã lấy bằng cấp 3 của chị gái là Trần Thị Ngọc Ái Sa để xin làm kế toán tại Xí nghiệp thu mua và chế biến hàng xuất khẩu chất lượng cao Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (doanh nghiệp nhà nước).
Từ năm 1999 trở về sau, bà Thêm đã dùng bằng cấp 3 của chị gái mình để đi học, kết nạp Đảng, thăng tiến qua các chức vụ tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Do bà Thêm hợp lý hóa nhiều loại hồ sơ (bằng cấp 3, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, chứng minh nhân dân... với tên Trần Thị Ngọc Ái Sa) nên hồ sơ đã được đồng bộ, khép kín dẫn đến các tổ chức, cá nhân quản lý hồ sơ cán bộ, Đảng viên gặp khó khăn trong việc phát hiện vi phạm.

>>> Mời độc giả xem video Nữ trưởng phòng ở tỉnh ủy Đắk Lắk có 3 tên gọi nhưng đều là 1:

Nguồn VTC14.

Tường trình của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh uỷ Đắk Lắk

Trưa 4/10/2019, ông Nguyễn Thượng Hải - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức cuộc gặp “nóng” với báo giới, cung cấp thông tin kết quả xác minh đơn tố cáo bà Trần Thị Ngọc Ái Sa sử dụng cả họ tên, bằng cấp của chị gái ruột để được vào làm việc tại cơ quan Đảng.

Tuong trinh cua hotgirl goi dau thanh Truong phong o Tinh uy Dak Lak
 Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk, nơi bà Thảo được tuyển vào làm việc sau khi tốt nghiệp ngành kế toán với tên của chị gái
Đơn tố cáo của người dân nêu tên thật của Trưởng phòng Hành chính - Quản trị (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) là bà Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) chứ không phải là Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973). Bà Sa thật chính là chị ruột bà Thảo, hiện đang là hộ lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Gia đình bà Sa có 12 thành viên, nhưng trong sơ yếu lý lịch bà Thảo khai chỉ có 4 thành viên. Trước đây, Thảo là thợ cắt tóc gội đầu, chưa từng học phổ thông trung học.

Có chuyện “nâng đỡ không trong sáng” nữ trưởng phòng tỉnh Đăk Lăk: Dấu hỏi Bạch Văn Mạnh?

(Kiến Thức) - Mấy ngày nay, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin có người “nâng đỡ không trong sáng” bà Ái Sa và cái tên được nhắc đến là ông Bạch Văn Mạnh, nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy, hiện là Giám đốc Sở Nội vụ, sự thật thế nào?

Liên quan vụ việc nữ Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo), một người chưa học cấp 3 nhưng nhờ mượn bằng cấp, tên tuổi của chị gái nên đã thăng tiến thành Trưởng phòng Hành chính - Quản trị của Văn phòng tỉnh Đắk Lắk và được kết nạp vào Đảng. Trên mạng xã hội xuất hiện thông tin có người “nâng đỡ không trong sáng” bà Ái Sa và cái tên được nhắc đến là ông Bạch Văn Mạnh, nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy, hiện là Giám đốc Sở Nội vụ, sự thật thế nào?
Mới đây, ông Nguyễn Thượng Hải - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk khi trao đổi với báo chí về tin đồn trên mạng xã hội rằng người nâng đỡ bà Ái Sa chính là ông Bạch Văn Mạnh (nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy, hiện là Giám đốc Sở Nội vụ) đã khẳng định, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này không thể là người nâng đỡ cho bà Ái Sa như tin đồn lan truyền trên mạng xã hội.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.