Trường hợp có nguy cơ bị đau đầu hậu COVID-19

Đau đầu là một trong những di chứng hậu COVID-19 phổ biến. Đặc biệt, F0 từng có tiền sử đau nửa đầu càng dễ gặp tình trạng này sau khi khỏi bệnh.

Đau đầu là triệu chứng phổ biến ở người mắc COVID-19, với hầu hết biến chủng. Thậm chí, nhiều người vẫn tiếp tục cơn đau đầu sau khi khỏi bệnh. Nó có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng sau khi xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo Hiệp hội Đau đầu Mỹ, tiến sĩ Chia-Chun Chiang, Phó cố vấn cao cấp kiêm Trợ lý giáo sư Thần kinh học tại Mayo Clinic, Minnesota (Mỹ), cho biết những người bị đau đầu hậu COVID-19 thường đau nhói ở một bên. Ngoài ra, một số người còn nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

"Một số bệnh nhân mô tả đó là cơn đau đầu âm ỉ, nhẹ rồi biến mất. Nhưng cũng có người trải qua cơn đau suy nhược, tồi tệ nhất trong cuộc đời của họ, dai dẳng hàng ngày trong thời gian dài", tiến sĩ Chiang chia sẻ.

Truong hop co nguy co bi dau dau hau COVID-19

Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến ở F0 sau khi khỏi bệnh. Ảnh: Medscape.

Chuyên gia này cũng cho biết khoảng 47% bệnh nhân bị đau đầu sau khi mắc COVID-19. Hầu hết bệnh nhân nhận thấy cơn đau đầu thuyên giảm sau 2-3 tháng. Tuy nhiên, một số người có thể cảm nhận cơn đau trong thời gian dài hơn, lên đến 6 tháng.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể phát triển chứng đau đầu hậu COVID-19, những người có tiền sử đau nửa đầu có nguy cơ cao hơn. Đặc biệt, họ nhận thấy cơn đau cũng gia tăng tần suất và cường độ sau khi khỏi COVID-19.

"Trước đây, họ chỉ bị một cơn đau nửa đầu mỗi tháng. Sau khi mắc COVID-19, họ có thể bị đau đầu suy nhược kéo dài trong 1-2 tháng", bác sĩ Chiang nói.

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cách kiểm soát chứng đau đầu do COVID-19 hiệu quả là ngủ đủ giấc, đúng giờ, giảm căng thẳng và ăn uống điều độ. Ngoài ra, các bài tập thư giãn có thể hữu ích khi bạn bị căng cơ ở cổ và vai.

Uống thuốc giảm đau đầu có thể là lựa chọn hợp lý nhưng bạn nên giới hạn dưới 3 ngày/tuần. Điều quan trọng là người bệnh không nên dùng thuốc giảm đau thường xuyên hàng ngày vì chính chúng có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu (đau đầu do lạm dụng thuốc).

Nếu bắt buộc phải dùng thuốc giảm đau, bạn nên sử dụng Paracetamol và Ibuprofen. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp, đặc biệt khi bạn bị đau đầu hàng ngày.

Số mắc COVID-19 tăng nhiều ở nhóm chưa tiêm vắc xin

Tháng 3, số người mắc COVID-19 tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin - hơn 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2.

Theo Bộ Y tế, trung bình số ca mắc COVID-19 ghi nhận tuần qua là hơn 81.000 ca/ngày. Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc COVID-19 từ 1.000 tới hơn 7.000 ca/ngày, trong đó Hà Nội vẫn nhiều nhất với trung bình 7.423 ca. Cách đây 1-2 tuần, khoảng 40-45 tỉnh, thành phố ghi nhận số người mắc từ 1.000 ca/ngày trở lên. Bộ Y tế nhận định, dịch COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước; tuần qua, số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các địa phương (tổng số khoảng 80.000-100.000 ca/ngày, tương đương tuần cuối tháng 2 - thời điểm trước khi số ca mắc bắt đầu tăng cao nhất).

So mac COVID-19 tang nhieu o nhom chua tiem vac xin
 

Liên tiếp 2 trẻ nguy kịch vì viêm cơ tim cấp sau khi mắc COVID-19

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vừa tiếp nhận 2 trẻ sau khi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng và rơi vào nguy kịch vì viêm cơ tim cấp.

Thông tin từ BS Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM) ngày 4/4 cho biết, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy cấp sau khi mắc COVID-19.

Trường hợp thứ nhất là bé trai L.N.H (9 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TPHCM) được chuyển đến bệnh viện cấp cứu vào giữa tháng 3/2021 sau khi nhiễm COVID-19 ngày thứ 2. Thời điểm nhập viện trẻ có biểu hiện sốt cao, ói, tái nhợt, tim chậm, rồi đập nhanh bất thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.