Số mắc COVID-19 tăng nhiều ở nhóm chưa tiêm vắc xin

Tháng 3, số người mắc COVID-19 tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin - hơn 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2.

Theo Bộ Y tế, trung bình số ca mắc COVID-19 ghi nhận tuần qua là hơn 81.000 ca/ngày. Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc COVID-19 từ 1.000 tới hơn 7.000 ca/ngày, trong đó Hà Nội vẫn nhiều nhất với trung bình 7.423 ca. Cách đây 1-2 tuần, khoảng 40-45 tỉnh, thành phố ghi nhận số người mắc từ 1.000 ca/ngày trở lên. Bộ Y tế nhận định, dịch COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước; tuần qua, số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các địa phương (tổng số khoảng 80.000-100.000 ca/ngày, tương đương tuần cuối tháng 2 - thời điểm trước khi số ca mắc bắt đầu tăng cao nhất).

So mac COVID-19 tang nhieu o nhom chua tiem vac xin
 

Các chuyên gia y tế nhận định, người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3; triển khai các biện pháp ưu tiên quản lí, bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách li, chăm sóc, điều trị quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; thực hiện nghiêm thông điệp “5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.

Đến ngày 3/4, chỉ còn 37 ca tử vong, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 42 ca/ngày. Thống kê cho thấy, so với tháng trước, số người tử vong giảm mạnh, trung bình chỉ còn trên dưới 50 ca/ngày so với gần 100 ca/ngày của tháng trước. Theo Bộ Y tế, do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đối tượng nguy cơ cao đã được chăm sóc tốt, nên tỉ lệ tử vong/mắc COVID-19 trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.

Cả nước đã tiêm hơn 206,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, tỉ lệ sử dụng đạt 100,6% số vắc xin đã phân bổ (135 đợt). Tỉ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên với mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,7%, mũi 3 khoảng 50%. Đối với người từ 12 - 17 tuổi, tỷ lệ mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95%. Bộ Y tế đề nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát, tổ chức tiêm liều cơ bản, liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19 cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vắc xin.

Lý do sự bùng phát virus siêu cảm lạnh giống COVID-19

Thời gian dài không tiếp xúc với các loại virus ngoài cộng đồng khiến hệ miễn dịch của nhiều người suy yếu.

Sau gần 2 năm với nhiều đợt giãn cách xã hội, người dân Australia trở lại với lịch trình hoạt động bình thường. Bên cạnh COVID-19, hàng nghìn người đang phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe khác.
Họ có các triệu chứng giống như COVID-19 khi đợt siêu cảm tràn đến Australia. Loại virus này đã lây lan như cháy rừng và tấn công các bệnh nhân với mức độ tương tự như COVID-19.

Người đàn ông mắc ung thư phổi nhưng tưởng nhầm COVID-19

Ông Khoury nghĩ mình đã nhiễm COVID-19 do bị đau lưng, hắt hơi, ớn lạnh, ho. Ông chỉ đi khám khi bắt đầu ho ra máu.

Các bác sĩ Mỹ đã thực hiện thành công ca ghép phổi cho một bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn 4. Trường hợp này mang lại hy vọng cho những người mắc căn bệnh chết người ở thời kỳ cuối.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.