Trẻ cần được tập ăn dần dần

(Kiến Thức) - Trẻ cần được tập ăn dần dần, khi đến tuổi ăn cơm thì cho ăn ít một, khuyến khích và kiên trì động viên con ăn...

Cháu Bông (26 tháng tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) đã mọc được 16 cái răng, tuy vậy cháu rất lười ăn cơm, trong khi cháo lại là món cháu đã chán. Vì vậy, bố mẹ cháu rất đau đầu về chuyện "hôm nay con ăn gì" bởi nấu cháo thì cháu không ăn, cho ăn cơm thì cháu cũng không chịu nhai... Thứ duy nhất mà cháu không từ chối là uống sữa. Do không muốn ép con ăn, lại nghĩ sữa cũng đủ các loại chất thiết yếu nên bố mẹ cháu cho cháu ăn sữa cả ngày, còn cơm thì "con ăn được thìa nào hay thìa nấy".
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lời bàn: Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thường trẻ từ 1 - 2 tuổi sẽ ăn cháo, 2 tuổi trở lên sẽ được ăn cơm. Tuy vậy, mức thời gian này sẽ xê dịch một chút chứ không cứng nhắc áp dụng như trên. 
Trẻ cần được tập ăn dần dần, khi đến tuổi ăn cơm thì cho ăn ít một, khuyến khích và kiên trì động viên con ăn; không nên thấy con không hợp tác với việc ăn cơm mà chiều ngay theo ý trẻ. Trẻ đã hơn 2 tuổi mà thực phẩm chính là sữa thì sẽ không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để phát triển. 
Ép con ăn là điều không nên nhưng bố mẹ cũng nên "cứng" trong một số trường hợp. Đứa trẻ nào cũng cần được rèn luyện, khuyến khích để làm quen với các loại thực phẩm mới.

Có nên cho trẻ ăn dặm bằng cháo trắng tán nhuyễn?

(Kiến Thức) - Sữa là thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong 6 tháng đầu nên bạn không cần phải cho trẻ ăn dặm sớm vì dễ bị rối loạn tiêu hóa. 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Hỏi: Bé nhà tôi 4 tháng cho trẻ ăn dặm có được không? Tôi sợ ăn bột bán sẵn có chất bảo quản không tốt cho trẻ nhỏ. Xin hỏi, nấu cháo trắng tán nhuyễn cho bé ăn dặm có tốt không? Sau đó, tôi sẽ cho bé ăn cháo nấu với khoai, đậu, rau, cá, thịt... 6 tháng tuổi ăn váng sữa, phô mai với miếng nhỏ được không? - Phan Minh Huyền (quận 7, TPHCM).

Trẻ ăn nhiều chất bột, đường dễ táo bón

(Kiến Thức) - Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ, chiếm 10% ở tất cả trẻ em và từ 1,5 - 7,5% ở trẻ em lứa tuổi đến trường.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Táo bón chức năng là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm đa số các trường hợp, khoảng 59%. Bệnh nhi bị táo bón nhưng không ảnh hưởng đến tổng trạng, bụng không trướng to. Nguyên nhân là do trẻ ăn chế độ ăn nhiều bột và đường, thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động hoặc do tâm lý như sợ bẩn (nhà vệ sinh bẩn, hôi), quen dùng thuốc nhuận trường, học hành quá căng thẳng, sang chấn tâm lý, sau phẫu thuật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.