Tôi sắm Tết 30 triệu, nghĩ mãi không biết bớt đi khoản nào

Chồng tôi là con trai trưởng, không cái Tết nào tôi tiêu dưới 30 triệu đồng nhưng nghĩ mãi không biết bớt đi khoản nào cho tiết kiệm.

Đọc bài viết của độc giả Vĩnh Hà, tôi ước gì cũng được sắm Tết đơn giản như chị. Nhưng đúng là mỗi nhà mỗi cảnh, nhiều việc không thể do mình quyết định, mà còn phải phụ thuộc vào thói quen, văn hoá gia đình, làng xóm.

Từ khi lấy chồng, mỗi cái Tết tôi chi tiêu không dưới 30 triệu đồng cho tất cả các khoản sắm sửa, đối nội đối ngoại.

Giống như nhiều gia đình, sau khi dọn dẹp nhà cửa ở Hà Nội xong là cả nhà tôi sắm sửa về quê chồng từ hôm 29. Từ lúc đặt chân về đến nhà là tôi phải lao ra chợ ngay để mua sắm từ cọng hành cho tới gói bánh.

Toi sam Tet 30 trieu, nghi mai khong biet bot di khoan nao

Ảnh minh hoạ: T. Tùng

Chồng tôi là con trai cả nhưng 2 vợ chồng lại làm việc và sống ở Hà Nội. Các em chồng đều lấy vợ lấy chồng cách nhà vài cây số nên nhà ở quê chỉ còn 2 ông bà. Tết đến việc nhà ai nấy lo. Bố mẹ chồng tôi giao hết cho vợ chồng tôi sắm Tết, nên năm nào tôi cũng tất bật chợ búa từ lúc về.

Không thể tự làm được thứ gì nên tôi mua sẵn từ bánh chưng cho tới gà thắp hương. Cả nhà lớn bé tổng là 6 người, nhưng còn một bữa cơm chung đại gia đình vào tối mồng 1 trên dưới 20 người. Vào các ngày mồng 2, mồng 3, sẽ thêm 2-3 bữa cơm có khách là họ hàng hoặc bạn bè bố mẹ chồng tôi.

Vì thế, lượng thực phẩm tôi phải chuẩn bị cho mấy ngày Tết cũng đầy ắp tủ lạnh. Vị chi mỗi năm tôi tốn khoảng 5-6 triệu đồng cho tiền thực phẩm. Đó là ở quê mọi thứ còn rẻ hơn trên thành phố. Hoa quả, bánh kẹo mời khách ở quê cũng phải gấp đôi, gấp ba vì nhà đông khách. Dù không cần phải mua những loại đắt tiền nhưng khoản này cũng rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng. Nếu tính cả hoa quả, bánh kẹo thắp hương bàn thờ thì 2 triệu vẫn còn hơi thiếu.

Ở quê nhà rộng nên cây quất, cây đào cũng phải bày loại to, rẻ cũng phải 700-800 nghìn. Hoa cắm bàn uống nước và bàn thờ nữa là tròn 1 triệu. Như vậy, mới tính tiền thực phẩm, bánh kẹo, cây, hoa đã là 8-9 triệu đồng.

Một khoản bắt buộc phải chi nữa là tiền quà Tết cho bà con họ hàng. Ở quê chồng tôi vẫn có tục Tết đến nhà nhau chơi, tay phải xách thêm gói bánh, hộp quà. Giá trị gói quà không nhiều nhưng tính ra mỗi dịp tết, vợ chồng tôi tốn khoảng 4 triệu đồng cho khoản này. Chưa kể, tới nhà ai chơi có ông bà già là mẹ chồng tôi lại giục mừng tuổi vài ba trăm cho các cụ vì “mình đi cả năm đến ngày Tết mới về quê, phải có chút quà cho phải phép”. Cộng với khoản mừng tuổi trẻ con nữa là khoản lì xì đã mất 5 triệu đồng.

Chúng tôi cũng thống nhất biếu bố mẹ 2 bên mỗi bên 5 triệu để ông bà tiêu tháng Giêng. Tôi nghĩ là số tiền ấy cũng không nhiều nhặn gì bởi vì ông bà 2 bên đều không có lương hưu. Anh chị em chúng tôi cũng chỉ là công nhân viên chức bình thường, dịp Tết cũng chỉ mừng tuổi bố mẹ được 1-2 triệu. Vợ chồng tôi thu nhập khá hơn chút thì biếu bố mẹ như thế cũng là hợp lý.

Như vậy, cộng với khoản xe cộ về quê, đi lễ chùa, đi chơi Tết là tôi chi trên dưới 30 triệu đồng cho mỗi cái Tết. Tôi nghĩ mãi mà chẳng thể bớt đi khoản nào.

Quả thực, năm nay dịch bệnh thu nhập của hai vợ chồng đều giảm đi 20% nhưng các khoản mua sắm thì không thể bớt. Nhờ các anh chị giỏi thu vén xem có thể tiết kiệm được khoản nào giúp tôi cho cái Tết năm nay không? 

Mừng tuổi lấy may, lì xì đầu năm hay biến tướng đưa tiền?

Anh bạn đã chuẩn bị sẵn bao lì xì cho 2 con của sếp, nhưng đến nơi lại thấy có thêm các cháu ruột của sếp. Phương án "dự phòng" được thực hiện nhưng bọn trẻ khóc lóc, so bì, tỵ nạnh còn cả chủ lẫn khách đều… phát ngượng.

Có lẽ lì xì là cách gọi của người dân miền Nam, còn ở miền Bắc, với người già thì gọi là “Mừng tuổi đầu năm” - hàm ý cầu chúc sức khỏe, còn với trẻ con thì gọi là “Phát vốn” - hàm ý cầu chúc sau này có lộc có tài, có vốn liếng cho cuộc đời.
Mung tuoi lay may, li xi dau nam hay bien tuong dua tien?
Có lẽ Lìxì là cách gọi của người Miền Nam. Ảnh: IT 

Cách mừng tuổi kèm theo lời nhắn gửi ‘bá đạo’ của cô em gái

Bị đòi lì xì, cô em gái đáp lễ bằng cách tặng ngay hộp bút kèm theo lời nhắn hài hước khiến người chị chỉ biết lắc đầu im lặng.

Mừng tuổi, lì xì chính là một trong những phong tục không thể thiếu trong dịp đầu năm. Ở đó, người nhỏ tuổi hơn sẽ dành cho người lớn những lời chúc Tết đầy may mắn và ngược lại, tiếp theo đó, người được chút Tết sẽ trao lại cho người chúc những chiếc phong bì đỏ như một cách để chia sẻ lộc xuân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.