Thói quen xấu khi nấu ăn làm tăng nguy cơ ung thư

Những thói quen nhỏ và vô tình khi nấu ăn có thể khiến dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể, thậm chí giải phóng các chất độc, gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư.

Tái sử dụng lại nồi đã nấu để nấu tiếp món mới
Rất nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc là thấy nồi nấu vẫn còn sạch nên sau khi xào xong một món ăn lại tiếp tục xào thêm món khác.
Tuy nhìn trong mặt nồi có vẻ sạch nhưng vẫn còn sót lại dầu mỡ và các vụn thức ăn thừa, nếu lại tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao chúng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như chất benzopyrene…
Thoi quen xau khi nau an lam tang nguy co ung thu
Ảnh minh họa. 
Vì thế, sau khi xào xong một món ăn nên rửa thật sạch nồi nấu rồi mới tiếp tục xào sang món khác, chỉ giảm thiểu các chất gây hại mà còn phòng ngừa mùi vị của món ăn trước lẫn vào món ăn sau, ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.
Tái sử dụng dầu
Không ít người vì thói quen tiết kiệm tận dụng lại dầu ăn đã rán qua để tiếp tục xào và rán lại thực phẩm khác. Phương pháp nấu nướng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Thoi quen xau khi nau an lam tang nguy co ung thu-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Bởi vì dầu sôi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acid béo dạng trans và các chất oxy hóa lipid độc hại, nếu tiếp tục sử dụng dầu rán này ở nhiệt độ cao các chất gây ung thư sẽ tăng lên đáng kể.
Dùng quá nhiều muối khi nấu ăn
Thói quen này làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch và tổn thương thận. Thừa muối còn gây mất canxi, làm yếu xương và dễ loãng xương.
Thoi quen xau khi nau an lam tang nguy co ung thu-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Hãy nhớ rằng WHO khuyến cáo 1 người trưởng thành chỉ tiêu thụ tối đa 5g muối. Để khắc phục, nên sử dụng gia vị tự nhiên như tỏi, hành, gừng hoặc chọn muối giảm natri để giảm lượng muối tiêu thụ.
Nấu ở nhiệt độ quá cao
Nấu ở nhiệt độ quá cao, nhất là trên 180 độ C tạo ra các hợp chất gây hại như acrylamide và heterocyclic amines (HCAs), có nguy cơ gây ung thư nếu tích tụ lâu dài. Nhiệt độ quá cao còn phá hủy vitamin C và chất chống oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Để hạn chế, nên sử dụng lửa vừa phải khi nấu, tránh để dầu quá sôi và ưu tiên hấp, luộc hoặc nấu chậm.
Thớt, đũa bị mốc không được thay thế kịp thời
Thớt gỗ, đũa gỗ sử dụng lâu ngày thường có một số vết xước nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với nước, thức ăn nên dễ trở thành nơi tích tụ của vi trùng. Nếu có một số đốm đen trên thớt và đũa, đồng nghĩa nấm mốc đang phát triển. Lúc này một số người đun sôi hoặc phơi nắng đũa, thớt, nhưng aflatoxin chỉ phân hủy ở nhiệt độ 280°C nên hai phương pháp này khó loại bỏ.
Thoi quen xau khi nau an lam tang nguy co ung thu-Hinh-4
Ảnh minh họa. 
Vì thế nên làm sạch thớt, đũa ngay sau khi sử dụng, đặt nơi thoáng gió cho khô và thay thế kịp thời khi có nhiều vết xước rõ ràng và mốc.

Loại thịt “tăng lực”, xào với rau “bổ dương“, nam ăn khỏe thận

Loại thịt này có tác dụng bồi bổ thận, giúp nâng cao sức khỏe, nam ăn tăng cường sinh lực, nữ ăn trẻ hóa.

Loại thịt này được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, mọi người đừng nên bỏ qua: Thịt lươn.

Món ngon từ thịt trâu bổ dưỡng, dễ làm, ăn là mê ngay

Thịt trâu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, thể hiện sự sáng tạo và tinh hoa của nền ẩm thực Việt Nam.

Mon ngon tu thit trau bo duong, de lam, an la me ngay
Thịt trâu là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thịt trâu chứa nhiều protein, chất béo, vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Ảnh Internet 

Đọc nhiều nhất

“Huyền thoại” Toán học Lê Bá Khánh Trình

“Huyền thoại” Toán học Lê Bá Khánh Trình

TS Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979.
Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm với đặc điểm nền nhiệt ẩm thấp, không khí ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Tin mới

Thời tiết nồm ẩm dễ gây bệnh da liễu

Thời tiết nồm ẩm dễ gây bệnh da liễu

Độ ẩm không khí lớn khiến da ẩm và tiết ra nhiều dầu hơn; trong khi đó mồ hôi khó thoát ra được nên các chất bẩn bị tích tụ, bám lại gây dị ứng da, viêm da cơ địa, mụn…