Bộ Y tế đề xuất quy định để tránh 'phóng đại sữa phát triển chiều cao"

Bộ Y tế đề xuất quy định thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung mà không được ghi khuyến cáo sức khỏe, tác dụng, tránh tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, điều trị xương khớp...

Bộ Y tế cho biết đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nghị định số 15/2018 quản lý thực phẩm theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự thủ tục, thông thoáng cơ chế tiền kiểm (đăng ký bản công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…; tự công bố đối với thực phẩm bổ sung và các thực phẩm thông thường); tăng cường phân cấp cho địa phương giải quyết tiếp nhận hồ sơ công bố hầu hết các sản phẩm thực phẩm và tăng cường công tác hậu kiểm.
Bộ Y tế nhận định trong 6 năm thực hiện Nghị định số 15/2018 đã phát sinh một số vấn đề bức thiết cần xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm.
Sửa đổi khái niệm về thực phẩm bổ sung
Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại Thông tư số 43/2014 của Bộ Y tế) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.
Theo đó, thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.
Hiện nay, Nghị định số 15/2018 chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, "dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon…", Bộ Y tế nêu.
Cơ quan soạn thảo cho biết định nghĩa khái niệm này được dựa trên cơ sở tham khảo định nghĩa của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, nhóm thực phẩm bổ sung có định nghĩa giống với định nghĩa của thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam.
Triển khai cơ chế thông thoáng tiền kiểm và tăng cường công tác hậu kiểm thực phẩm tại Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế nhận định đến nay thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phát triển mạnh, cạnh tranh rất lớn.
3 năm, thị trường có gần 55.000 sản phẩm thực phẩm chức năng
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế từ năm 2021-2024, thị trường thực phẩm có hơn 84.000 thực phẩm thông thường; 54.549 sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó có 29.779 thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tương đương 54,6%), 350 thực phẩm dinh dưỡng y học (0,6%), 1.287 thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (2,36%) và 23.133 thực phẩm bổ sung (42,4%). Hơn 80% là sản phẩm sản xuất trong nước.
Bo Y te de xuat quy dinh de tranh 'phong dai sua phat trien chieu cao
 
Thời gian qua, việc quản lý chất lượng thực phẩm tập trung kiểm soát chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu vi sinh và kim loại nặng) từ tiền kiểm đến hậu kiểm và ngăn ngừa mối nguy (kiểm nghiệm ngăn ngừa hành vi đưa chất cấm sử dụng trong thực phẩm) tại khâu hậu kiểm.
Trong bối cảnh thị trường thực phẩm phát triển mạnh về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên ứng dụng thương mại điện tử và nền tảng thương mại, Bộ Y tế cho rằng cần tăng cường hậu kiểm, kiểm soát toàn diện hơn chất lượng thực phẩm.
Theo đó, kiểm soát tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm cùng với kiểm soát tính năng công dụng.
Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 15/2018 đề xuất quy định chỉ cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm được phép đứng tên trong hồ sơ công bố. Trường hợp không phải 2 chủ thể trên thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải có giấy ủy quyền của 2 chủ thể trên. Điều này được nhìn nhận là phù hợp thông lệ quản lý đối với lĩnh vực đăng ký thuốc và công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Thực tế, khoản 1 Điều 4, Điều 6 Nghị định số 15/2018 quy định áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân đứng ra công bố và đa phần là các công ty thương mại kinh doanh thực phẩm, không có tài liệu chứng minh mối liên quan với cơ sở sản xuất.
Vì vậy, không quy rõ trách nhiệm của cơ sở sản xuất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ công bố. "Thậm chí trong thời gian qua, phát hiện hồ sơ tổ chức, cá nhân đứng ra công bố sản phẩm giả mạo hồ sơ của cơ sở sản xuất hoặc không trung thực hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm", Bộ Y tế nêu thực trạng.
Theo thống kê từ năm 2021-2024, hồ sơ cấp đăng ký bản công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) là 29.779 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của 25.470 tổ chức thương mại và 201 cơ sở sản xuất trong nước.
Tuy nhiên khi cơ quan quản lý hậu kiểm, doanh nghiệp thực tế chỉ kinh doanh rất ít sản phẩm, thậm chí các tổ chức thương mại này không còn hoạt động, gây khó khăn trong công tác quản lý.

Bộ trưởng Y tế lý giải nguyên nhân gây thiếu vật tư y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, khi các Nghị quyết, Nghị định được thông qua, vướng mắc, thiếu vật tư y tế sẽ tự động được giải quyết trong thực tiễn.

Trao đổi với phóng viên sau cuộc họp sáng 25/2 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, hoá chất xét nghiệm, sinh phẩm chẩn đoán, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 144, Nghị định 98 vào thời điểm cuối tháng 2 đầu tháng 3, sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho ngành y tế, để làm tốt hơn nữa công tác phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Bộ Y tế bổ nhiệm Lãnh đạo Văn phòng Ban Cán sự Đảng

Sáng 28/3, Bộ Y tế đã tổ chức trao quyết định bổ nhiệm Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Phó Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và bổ nhiệm lại Cục trưởng Cục Quản lý Dược.

Dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Lê Đức Luận và các đồng chí trong Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, lãnh đạo các Cục/Vụ/Viện/Văn phòng và các đơn vị trong thành phần giao ban Bộ Y tế.

Đọc nhiều nhất

“Huyền thoại” Toán học Lê Bá Khánh Trình

“Huyền thoại” Toán học Lê Bá Khánh Trình

TS Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979.
Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm với đặc điểm nền nhiệt ẩm thấp, không khí ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Tin mới

Thời tiết nồm ẩm dễ gây bệnh da liễu

Thời tiết nồm ẩm dễ gây bệnh da liễu

Độ ẩm không khí lớn khiến da ẩm và tiết ra nhiều dầu hơn; trong khi đó mồ hôi khó thoát ra được nên các chất bẩn bị tích tụ, bám lại gây dị ứng da, viêm da cơ địa, mụn…