Tập huấn về dự phòng COVID- 19 và phòng, chống HIV/AIDS tại Thái Bình

Tập huấn về dự phòng COVID- 19 và phòng, chống HIV/AIDS tại Thái Bình trong 2 ngày 13 và 14 tháng 8 năm 2022.

Ngày 13 và 14 tháng 8 năm 2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thái Bình phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình (CDC) và Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về dự phòng COVID – 19, phòng, chống HIV/AIDS và nâng cao kĩ năng chăm sóc người nhiễm HIV đồng nhiễm COVID-19.
Tap huan ve du phong COVID- 19 va phong, chong HIV/AIDS tai Thai Binh

Quang cảnh lớp tập huấn.

 
Tham dự lớp tập huấn có 40 thành viên đến từ các nhóm cộng đồng (CBO) tại Thái Bình. Lớp tập huấn nằm trong sáng kiến của Liên hiệp Hội Thái Bình được sự hỗ trợ của dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS. Giảng viên của lớp tập huấn là các cán bộ có nhiều kinh nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe Bs Phạm Minh Quang, Trưởng khoa xét nghiệm HIV, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình hướng dẫn về các biện pháp dự phòng COVID-19 và HIV cho các học viên, đồng thời các học viên cũng được hướng dẫn cách tự xét nghiệm HIV bằng dịch miệng tại nhà; Xét nghiệm chuẩn đoán giúp phát hiện người nhiễm HIV để chăm sóc, điều trị và giảm lây nhiễm cho cộng đồng, kết nối chuyển gửi người bệnh đến các dịch vụ phù hợp.
Các học viên tham dự lớp tập huấn cũng cập nhật các nội dung mới trong Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS của Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 liên quan đến nhiệm vụ của các tổ chức cộng đồng bao gồm chăm sóc giảm nhẹ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình; đánh giá đau của bệnh nhân dựa trên báo cáo của chính họ và điều trị giảm đau theo mức độ đau; trao quyền và tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh; cung cấp hỗ trợ ở giai đoạn cuối đời và gia đình.v.v…
Sau 2 ngày tập huấn, các học viên đã tham gia đã được nâng cao kiến thức liên quan đường lây, hậu quả của việc nhiễm COVID 19; cách khắc phục các ảnh hưởng của dịch đến sức khỏe cộng đồng, đến các vấn đề xã hội nói chung và hoạt động phòng chống HIV/AIDS nói riêng. đến dự phòng lây nhiễm COVID-19. Không chỉ nâng cao kiến thức, các học viên biết cách tự xét nghiệm HIV bằng dịch miệng tại nhà; xét nghiệm HIV bằng máu đầu ngón tay; Cách lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu làm xét nghiệm khẳng định HIV. Họ được thực hành kĩ năng phối hợp chăm sóc người nhiễm HIV đồng nhiễm COVID 19 tại gia đình để có thể hỗ trợ trực tiếp hoặc tư vấn qua điện thoại cho bệnh nhân và người nhà.

COVID-19: Các triệu chứng chính của dịch bệnh đã thay đổi

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các bệnh nhân đã báo cáo hàng chục triệu chứng khác nhau, từ các dấu hiệu giống như cảm lạnh cho đến những triệu chứng lạ hơn như sưng lưỡi.

Tuy nhiên, giống như tất cả các loại virus, các triệu chứng chính liên quan đến COVID-19 đã thay đổi và tùy theo tình trạng tiêm chủng của mỗi người.

Điều cần biết về phòng ngừa COVID-19 ở bệnh nhân HIV

Theo khuyến cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), người nhiễm HIV nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khỏi bị mắc COVID-19 tương tự như dân số nói chung.

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV nhân lên, tấn công hệ miễn dịch làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng cơ hội.

Virus giống HIV, nguy cơ lây sang người nguy hiểm sao?

Sự xuất hiện của simian arteriviruses, một loại virus có điểm tương đồng với HIV, khiến giới khoa học lo ngại khi nó có nguy cơ lây sang người.

Virus giống HIV xâm nhập tế bào người trong phòng thí nghiệm
Đầu tháng 10/2022, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Colorado Boulder cảnh báo về một loại virus ít được biết đến nhưng có những điểm tương đồng với virus HIV, đang "sẵn sàng lây lan sang con người".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.