Virus giống HIV, nguy cơ lây sang người nguy hiểm sao?

Sự xuất hiện của simian arteriviruses, một loại virus có điểm tương đồng với HIV, khiến giới khoa học lo ngại khi nó có nguy cơ lây sang người.

Virus giống HIV, nguy cơ lây sang người nguy hiểm sao?
Virus giống HIV xâm nhập tế bào người trong phòng thí nghiệm
Đầu tháng 10/2022, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Colorado Boulder cảnh báo về một loại virus ít được biết đến nhưng có những điểm tương đồng với virus HIV, đang "sẵn sàng lây lan sang con người".
Loại virus này vốn đã gây bệnh đặc hữu với triệu chứng giống Ebola ở các loài linh trưởng hoang dã tại châu Phi, và gây tử vong ở một số loài khỉ.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Cell, tập trung vào các arteriviruses, vốn phổ biến ở loài ngựa và lợn nhưng ít được quan sát ở các loài linh trưởng không phải con người. Cụ thể, nhóm chuyên gia nghiên cứu về virus sốt xuất huyết simian (SHFV), gây ra căn bệnh chết người tương tự như Ebola và từng làm bùng phát đợt dịch chết chóc ở các đàn khỉ bị nuôi nhốt vào những năm 1960.
Virus giong HIV, nguy co lay sang nguoi nguy hiem sao?
Ảnh minh họa: Boldsky.  
Theo nghiên cứu, một phân tử hoặc thụ thể, được gọi là CD163, tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây nhiễm trùng cho các tế bào đích. Thông qua một loạt các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng virus có thể bám vào thụ thể CD163 của con người, xâm nhập vào bên trong tế bào và tạo ra các bản sao của chính nó.
Giống như HIV và virus suy giảm miễn dịch simian tiền thân của nó (SIV), virus simian arteriviruses cũng tấn công các tế bào miễn dịch, vô hiệu hóa cơ chế bảo vệ, đồng thời tồn tại lâu dài trong cơ thể.
"Loại virus này đã tìm ra cách xâm nhập vào tế bào con người, tự nhân lên và thoát khỏi một số cơ chế miễn dịch quan trọng vốn bảo vệ chúng ta. Điều này khá hiếm gặp và chúng ta nên chú ý đến nó", Sara Sawyer, tác giả nghiên cứu, cho hay.
Liệu đại dịch mới có xảy ra?
Trong 15 năm, phòng thí nghiệm của Sawyer đã sử dụng kỹ thuật và các mẫu mô từ động vật hoang dã trên toàn cầu để tìm hiểu loại virus động vật nào có thể dễ lây sang người.
Đối với nghiên cứu mới nhất, bà và chuyên gia Cody Warren đến từ Viện BioFrontiers, đã tập trung vào các arteriviruses.
“Có những điểm tương đồng rất sâu sắc giữa loại virus này và loại virus simian gây ra đại dịch HIV", Warren nhấn mạnh.
Tuy vậy, tác giả nghiên cứu trấn an rằng một đại dịch khác sẽ không xảy ra, và người dân không nên lo lắng. Họ đề nghị cộng đồng y tế toàn cầu nghiên cứu sâu hơn về các simian arteriviruses và phát triển xét nghiệm kháng thể trong máu cho loại virus này, đồng thời xem xét việc giám sát các quần thể người có tiếp xúc gần với vật mang mầm bệnh.
Trả lời trên tờ Nature, nhà virus học Sara Sawyer nhấn mạnh sự cần thiết của việc theo dõi chặt chẽ bệnh nhiễm trùng simian arteriviruses ở người, dù chưa trường hợp nào được báo cáo.
Chẳng hạn như, chúng ta có thể tiến hành xét nghiệm máu đối với những người ở các vùng của Châu Phi, nơi loài linh trường bị nhiễm virus này, để xem liệu ai đó có kháng thể với simian arteriviruses hay không. Nếu có, điều đó đồng nghĩa với việc họ đã bị nhiễm bệnh lúc trước.
"Chưa có ai được chẩn đoán nhiễm simian arteriviruses không có nghĩa là không có người mắc. Chỉ là do chúng ta chưa tìm mà thôi", Scitech Daily dẫn lời chuyên gia Cody Warren.
Theo Nature, các loài linh trưởng có môi trường sinh lý khá giống môi trường của con người. Chúng ta đã thấy nhiều loại virus ở loài linh trưởng "nhảy" sang người như virus Zika, HIV, sốt xuất huyết. Chính vì vậy, simian arteriviruses đang được quan tâm đặc biệt và sự lo ngại của giới khoa học khi virus này xuất hiện là hoàn toàn có cơ sở.

Mời độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em (Nguồn video: THĐT) 

Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nhiễm HIV

Phác đồ điều trị bệnh nhân phơi nhiễm HIV kéo dài một tháng. Sau đó, bệnh nhân được xét nghiệm lại sau 3 và 6 tháng.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nhiễm HIV
Liên quan tới việc hàng loạt người dân tại xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) nghi mắc HIV, lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ cho hay từ tháng 2 đến tháng 6, trên địa bàn xã này đã có 2 bệnh nhân nhiễm HIV qua đời, 4 người nhiễm mới.

Phương pháp chữa HIV đột phá sắp được thử nghiệm trên người

Liệu pháp EBT-101 do nhóm chuyên gia tại Mỹ phát triển trong 7 năm. Nó được kỳ vọng sẽ chấm dứt đại dịch HIV/AIDS.

Phương pháp chữa HIV đột phá sắp được thử nghiệm trên người

Công trình này do nhóm chuyên gia tại Trường Y Lewis Katz, thuộc Đại học Temple (Mỹ) phát triển. Theo Contagionlive, liệu pháp này có tên EBT-101, được đánh giá là mang tính đột phá. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã phê duyệt vào Chương trình Thuốc mới Điều tra (IND).

Việc phê duyệt EBT-101 mở đường cho các thử nghiệm lâm sàng pha II đầu tiên ở người. Các thử nghiệm lâm sàng sẽ do Công ty Excision BioTherapeutics thực hiện.

Phát hiện người thứ hai tự khỏi HIV

Một phụ nữ ở Argentina vừa trở thành người thứ hai trên thế giới được ghi nhận sở hữu hệ miễn dịch có thể đã giúp cô tự khỏi HIV.

Phát hiện người thứ hai tự khỏi HIV
Các nhà nghiên cứu gọi trường hợp này - một người mẹ 30 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV năm 2013 - là “Bệnh nhân Esperanza” theo tên của thị trấn ở Argentina, nơi người phụ nữ sinh sống. Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, “esperanza” có nghĩa là “hy vọng”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.