Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dịch tễ học Mỹ, ăn một lượng lớn cam thảo khi mang thai có thể khiến chỉ số IQ thấp, chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và dậy thì sớm ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, không chỉ với thai phụ mà ngay cả với những người khác, nếu ăn quá nhiều cam thảo cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Theo Cleveland Clinic của Mỹ, cam thảo có chứa hợp chất glycyrrhizin, có thể khiến lượng kali trong cơ thể giảm xuống, khiến nhịp tim bất thường, huyết áp cao, phù nề, hôn mê và suy tim.
Ngoài ra, hợp chất glycyrrhizin trong cam thảo có thể gây tổn hại cho nhau thai bằng kích thích các hormone gây căng thẳng lưu thông từ mẹ sang thai nhi. Lượng hormone này đã tác động đến sự phát triển trí não của bào thai và ảnh hưởng tới các rối loạn ở trẻ nhỏ.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Helsinki đã tiến hành quan sát những ảnh hưởng lâu dài của cam thảo đối với thai nhi, đặc biệt là giai đoạn sau khi sinh. Họ theo dõi 378 thai phụ và những đứa trẻ sau khi sinh trong 13 năm.
Số tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất sử dụng lượng lớn khoảng 250g cam thảo (500mg glycyrrhizin) mỗi tuần và nhóm thứ hai là ít (249mg glycyrrhizin) hoặc không sử dụng cam thảo.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cam thảo. |
Kết quả, những trẻ mà mẹ ăn nhiều cam thảo trong thời gian mang thai thường có nhận thức, trí nhớ kém hơn và chỉ số IQ thấp hơn 7 điểm so với những đứa trẻ đồng lứa. Ngoài ra, những đứa trẻ này còn có khả năng mắc chứng ADHD cao hơn và dậy thì sớm hơn ở bé gái.
Do đó, để thai nhi phát triển khỏe mạnh, các bà mẹ trên tránh tiêu thụ cam thảo. Ngoài ra, thai phụ cũng không nên ăn một số loại thực phẩm có khả năng chứa thủy ngân như cá ngừ, cá cờ,…tránh gặp biến chứng khi mang thai và vấn đề phát triển của trẻ, đặc biệt là não bộ.
Về đồ uống, phụ nữ khi mang thai nên nói không với đồ uống chứa cồn và caffeine để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.