Phát hiện dấu vết chim cánh cụt to bằng người

Dấu tích của những con chim cánh cụt cao 1,77 m sống trên Trái Đất từ 55 đến 60 triệu năm trước đã được tìm thấy ở một bãi biển tại New Zealand.

Mời quý độc giả xem video: Chết cười xem chim cánh cụt say mê chơi game trên iPad
Theo Guardian, các thợ săn hóa thạch đã phát hiện xương chim cánh cụt tiền sử trong những khối đá trầm tích hình thành từ 55 đến 60 triệu năm tại nơi hiện nay là bãi biển Hampden ở Otago thuộc Đảo Nam của New Zealand.
Các phép đo một phần bộ xương cho thấy con chim có cân nặng khoảng 100 kg và chiều dài cơ thể là 1,77 m, bằng với chiều cao trung bình của một người đàn ông Mỹ. Chim cánh cụt hoàng đế, loài cánh cụt cao nhất còn sống ngày nay, chỉ đạt 1,2 m chiều cao khi trưởng thành.
Hình minh hoạ cho thấy tương quan kích cỡ của một con chim cánh cụt khổng lồ Kumimanu biceae với con người. Ảnh: Gerald Mayr/AP.
Hình minh hoạ cho thấy tương quan kích cỡ của một con chim cánh cụt khổng lồ Kumimanu biceae với con người. Ảnh: Gerald Mayr/AP. 
Những con chim cánh cụt đã tiến hóa từ loài chim bay hàng chục triệu năm trước, nhưng rồi mất khả năng bay và trở thành động vật bơi lội. Sau khi nối đất, một số loài chim cánh cụt đã trở nên lớn hơn, tăng từ khoảng 80 cm đến gấp đôi kích thước.
Những mảnh xương của con cánh cụt tiền sử này, bao gồm xương cánh, xương sống, xương ngực và xương chân, lần đầu được khám phá cách đây hơn một thập kỷ, nhưng tảng đá chứa xương hóa thạch cứng đến nỗi tới nay các nhà nghiên cứu mới có thể phát hiện và nghiên cứu phần còn lại.
Thay vì màu đen - trắng thông thường, chim cánh cụt cổ có thể có màu nâu và mỏ dài hơn thế hệ ngày nay. "Rất có thể nó cũng thon thả hơn và trông không được dễ thương lắm", Gerald Mayr từ Viện Nghiên cứu Senckenberg và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Frankfurt, cho biết. "Đó là một trong những con chim cánh cụt cao nhất từng được tìm thấy".
Những mảnh xương của chim cánh cụt cao 1.77 m. Ảnh: Gerald Mayr/Viện Nghiên cứu Senckenberg.
Những mảnh xương của chim cánh cụt cao 1.77 m. Ảnh: Gerald Mayr/Viện Nghiên cứu Senckenberg. 
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên loài cánh cụt mới phát hiện này là Kumimanu biceae. Hóa thạch của cánh cụt khổng lồ đã được tìm thấy có niên đại từ 20 triệu đến 50 triệu năm trước đây, những trường hợp cũ hơn là rất hiếm. Mẫu vật mới nhất được công bố trong tạp chí Nature Communications cho thấy một số chim cánh cụt đã trở thành khổng lồ ngay sau khi loài này phát triển và chuyển từ bay sang lặn.
Vào thời điểm loài chim "không cánh" được cho là đã sống, nó có thể đã chia sẻ môi trường cận nhiệt đới ấm áp với các loài chim biển khác, rùa và cá mập. Chim cánh cụt khổng lồ đã tuyệt chủng khoảng 20 triệu năm trước, khi động vật có vú ở biển như cá voi hay hải cẩu xuất hiện.
Một loài chim cánh cụt khổng lồ, được phát hiện ở Nam Cực năm 2014, thậm chí còn cao hơn Kumimanu biceae. Xương từ con chim cánh cụt "37 tuổi", hay Palaeeudyptes klekowskii, cho thấy con vật này có chiều dài 2 m tính từ mỏ đến chân và nặng 115 kg.

Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“

(Kiến Thức) - Hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện núp mình trong các lớp trầm tích để tránh tia bức xạ mãnh liệt từ Mặt trời.

Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“
 
Thời kỳ vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này sinh sống thuộc vào kỷ Aeon Archae. Lúc này, Trái đất chưa có tầng ozon bao phủ, tia bức xạ Mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt Trái đất với sức công phá khắc nghiệt hơn so với thời bây giờ.

Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-2
 

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-3
 
Qua khảo sát, đo đạc hóa thạch cùng với biểu đồ photomicrographs và bản đồ nhiệt Raman. Kết quả cho thấy hóa thạch vi khuẩn độc đáo này có dạng hình que, cấu trúc cơ thể hình thảm lượn.

Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.

Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.

Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa

Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.

Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland. 
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.