Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa

Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.

Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa
Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland. 
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.
Phát hiện đáng kinh ngạc này càng củng cố cho giả thuyết có sự sống trên các hành tinh khác, đồng thời có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời điểm bắt đầu sự sống trên Trái đất.
Hóa thạch vừa được tìm thấy ở Isua, phía tây nam Greenland. Hóa thạch chứa đá stromatolite, lớp trầm tích tạo ra nhờ sự phát triển của vi sinh vật.
Nếu được xác nhận đây chính là bằng chứng của sự sống, hóa thạch này lâu đời hơn kỉ lục trước đó 220 triệu năm.
Một trong những nhà nghiên cứu hóa thạch, Clark Friend, cho biết: "Cho đến lúc này, tảng đá stromatolite lâu đời nhất được tìm thấy ở Tây Úc khoảng 3,5 tỷ năm tuổi.
Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa-Hinh-2
Đá hóa thạch 3,5 tỷ năm tuổi ở Tây Úc. 
"Nếu Trái đất có sự sống từ 3,7 tỷ năm trước, thì sự sống cũng có thể tồn tại trên các hành tinh khác vào thời điểm đó. Ví dụ 3,7 tỷ năm trước, sao Hỏa vẫn có nước".
Viết trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đến từ Úc và Anh, cho biết hóa thạch đá stromatolite phát triển "trong môi trường nước nông" ở Isua.
Các nhà nghiên cứu nói rằng hóa thạch là một gợi ý cho thấy thời điểm đó, Trái đất có khí hậu yên bình, có thể là do bầu không khí chứa nhiều khí cacbon điôxít và/hoặc khí mê-tan.
Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa-Hinh-3
 Các nhà khoa học cầm trên tay một mẫu hóa thạch để xét nghiệm.
Tiến sĩ Abigail Allwood, đến từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, cho biết hóa thạch có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời kỳ bắt đầu sự sống trên Trái đất.
Bà đặt câu hỏi: "Liệu sự sống trên hành tinh này chỉ bắt đầu sau quá trình tiến hóa rất dài của Trái đất, đợi môi trường thích hợp cho sự sống xuất hiện, hay cái nôi của sự sống đã luôn sẵn sàng từ khi Trái đất mới là một “đứa trẻ sơ sinh”?"
Bà cũng tin rằng hóa thạch mới được phát hiện có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.
Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa-Hinh-4
Bề mặt đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi. 
"Nếu đây thực sự là dấu hiệu của tổ tiên đầu tiên của chúng ta, nó sẽ có những tác động đáng kinh ngạc", tiến sĩ Allwood viết.
Nếu sự sống xuất hiện ở giai đoạn mới hình thành của Trái đất, thì nó không phải là một thứ ít khả thi, bà nói.
Tiến sĩ nhận định: "Sự hiểu biết của chúng ta về bản chất sự sống vũ trụ được dựa trên thông tin Trái đất mất bao lâu để hình thành các điều kiện cho sự sống.
"Và sau phát hiện mới này, sao Hỏa có thể trở thành một nơi hứa hẹn hơn trước rất nhiều, một hành tinh đầy tiềm năng cho sự sống trong quá khứ."
Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa-Hinh-5
Hóa thạch mới được tìm thấy có thể là dấu hiệu cho thấy sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa. 

Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“

(Kiến Thức) - Hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện núp mình trong các lớp trầm tích để tránh tia bức xạ mãnh liệt từ Mặt trời.

Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“

Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“
 
Thời kỳ vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này sinh sống thuộc vào kỷ Aeon Archae. Lúc này, Trái đất chưa có tầng ozon bao phủ, tia bức xạ Mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt Trái đất với sức công phá khắc nghiệt hơn so với thời bây giờ.

Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-2
 

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-3
 
Qua khảo sát, đo đạc hóa thạch cùng với biểu đồ photomicrographs và bản đồ nhiệt Raman. Kết quả cho thấy hóa thạch vi khuẩn độc đáo này có dạng hình que, cấu trúc cơ thể hình thảm lượn.

Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.

Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.

Đi tìm bộ xương bí ẩn 200 triệu năm ở rừng Cúc Phương

Năm 2000, Cúc Phương phát hiện hóa thạch của một loài động vật có xương sống, sống cách đây khoảng 200 đến 230 triệu năm.

Đi tìm bộ xương bí ẩn 200 triệu năm ở rừng Cúc Phương
Kỳ 1: Đi tìm bộ xương "khủng long"

Ngất ngây với bộ ảnh thiên văn đẹp nhất tháng 8/2016

(Kiến Thức) - Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng bộ ảnh thiên văn được đánh giá là đẹp nhất tháng 8/2016 do trang Space.com bình chọn.

Ngất ngây với bộ ảnh thiên văn đẹp nhất tháng 8/2016
Hàng trăm ngàn ngôi sao đua nhau rực sáng trong cụm sao hình cầu có tên khoa học là cụm NGC 4833, cách Trái Đất chúng ta 22.000 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Musca. Đây là hình ảnh tiêu biểu trong bộ ảnh thiên văn tháng 8/2016 Nguồn ảnh: Space.
 Hàng trăm ngàn ngôi sao đua nhau rực sáng trong cụm sao hình cầu có tên khoa học là cụm NGC 4833, cách Trái Đất chúng ta 22.000 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Musca. Đây là hình ảnh tiêu biểu trong bộ ảnh thiên văn tháng 8/2016 Nguồn ảnh: Space.

Đọc nhiều nhất

Tin mới