Người suy thận cần tránh ăn gì?

Vì nhiều lý do trong dịp Tết, người bệnh bị lỡ lịch chạy thận hoặc tiêu thụ đồ ăn thức uống không phù hợp. Hậu quả là bệnh nhân rơi vào nguy hiểm, có trường hợp phải cấp cứu.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), dịp lễ Tết là thời điểm việc ăn uống, nghỉ ngơi, lọc máu của bệnh nhân suy thận mạn bị ảnh hưởng.

Vì nhiều lý do, người bệnh bị lỡ lịch chạy thận, hoặc ăn đồ ăn thức uống không phù hợp. Hậu quả là bệnh nhân rơi vào nguy hiểm, có trường hợp phải cấp cứu.

Bác sĩ phân tích ngày Tết, hầu hết gia đình đều chuẩn bị nhiều đồ ăn chế biến sẵn, trái cây, bánh mứt. Một số trái cây như chuối, thơm (dứa), dưa hấu, nước dừa, quýt, cam, quả bơ, mơ, bưởi.. có ích cho người bình thường. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn nguy hiểm với bệnh nhân suy thận do chứa nhiều kali.

Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim ổn định và sự co cơ. Đối với bệnh nhân suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Tình trạng này có thể gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngưng tim.

Nguoi suy than can tranh an gi?
Bệnh nhân suy thận mạn cần tuân thủ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Ảnh: GL.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Ngọc Quý, Trưởng đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết chạy thận chỉ là một phần trong quá trình điều trị của bệnh nhân suy thận mạn. Người bệnh còn phải đảm bảo tuân thủ chế độ dinh dưỡng và uống thuốc đều đặn.

Quá trình ăn uống và lọc diễn ra liên tục trong cơ thể người. Nhưng với bệnh nhân suy thận mạn, quá trình lọc không tự nhiên mà phụ thuộc vào máy lọc máu.

Dịp lễ tết, việc đi lại khó khăn, người ở tỉnh xa có thể bị lỡ ngày chạy thận. Các chất, muối, nước bị ứ lại, dễ dẫn đến đến phù, suy tim, cao huyết áp, phù phổi. Nếu ăn phải những trái cây nhiều kali, nguy cơ sẽ càng cao hơn.

Bác sĩ Quý nói thêm trẻ nhỏ thường thích món gà rán hay khoai tây chiên chấm tương cà. Tương cà cũng khiến kali trong máu tăng cao nên trẻ đang chạy thận cần phải kiêng cữ.

Ngoài ra, người bệnh suy thận mạn cũng nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm chứa muối (dưa cà muối, thịt cá muối, thực phẩm chế biến sẵn như giò chả, thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói…). Hạn chế các thực phẩm giàu phốt pho như nội tạng động vật, chocolate, ca cao. Tuyệt đối không sử dụng các loại bia rượu, nước ngọt có ga.

Người bệnh phải lọc máu đúng chỉ định, không nên có tâm lý ngày Tết kiêng đến bệnh viện mà bỏ lỡ ngày chạy thận. Trong thời gian nghỉ Tết, người bệnh có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 

Đồ uống tốt bậc nhất cho thận

Những người uống cà phê mỗi ngày, dù ít hay nhiều, có nguy cơ bị suy thận cấp thấp hơn 15%.

Quan tâm tới thận là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Thận không chỉ loại bỏ các chất cặn bã mà còn cân bằng chất dịch trong cơ thể, giải phóng các hormone điều hòa huyết áp, kiểm soát sản xuất các tế bào hồng cầu.

Theo Eatthis, thức ăn và đồ uống ảnh hưởng đến thận theo các cách khác nhau. Một số loại thực phẩm có thể gây hại cho thận trong khi những loại khác tốt cho thận và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Báo cáo quốc tế về Thận, cà phê có thể làm giảm nguy cơ tổn thương thận cấp tính hay còn gọi là suy thận cấp.

Do uong tot bac nhat cho than

Đó là một đợt suy thận đột ngột hoặc tổn thương thận xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Các chất thải tích tụ trong máu của người bệnh. Điều này làm cho thận khó giữ được sự cân bằng chất dịch trong cơ thể. Nếu không được điều trị, suy thận dễ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não, tim và phổi.

Hệ thống y tế Johns Hopkins đã thực hiện nghiên cứu trên với một nhóm khoảng 14.000 người trưởng thành từ 45 đến 64 tuổi. Trong 24 năm, những người tham gia đã thực hiện 7 bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm.

Các bảng câu hỏi đánh giá họ đã uống bao nhiêu cà phê có chứa caffein (240ml/ngày). Sau đó, nhóm tác giả sẽ liên hệ với nguy cơ tổn thương thận.

Kết quả ghi nhận, những người uống cà phê mỗi ngày, dù ít hay nhiều, có nguy cơ gặp vấn đề ở thận thấp hơn 15%. Nhóm uống 2-3 cốc mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 22%.

Nghiên cứu cũng xem xét đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng kinh tế xã hội, ảnh hưởng của lối sống và chế độ ăn uống.

Họ cũng cân nhắc các rối loạn có thể ảnh hưởng tới kết quả bao gồm huyết áp, chỉ số khối cơ thể, bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc hạ huyết áp.

Dù vậy, những người mắc các bệnh khác uống cà phê vẫn có nguy cơ tổn thương thận thấp hơn 11% so với những người không uống.

Tiến sĩ Chirag Parikh giải thích: “Chúng tôi cho rằng mối liên hệ của cà phê với bệnh thận có thể do các hợp chất hoạt tính sinh học kết hợp với caffeine hoặc bản thân caffeine cải thiện quá trình tưới máu và sử dụng oxy trong thận”.

Chức năng thận tốt và khả năng chống tổn thương thận phụ thuộc vào việc cung cấp máu và oxy ổn định.

Mặc dù kết quả có vẻ đầy hứa hẹn, nhóm tác giả cho biết để xác định tất cả những lợi ích của cà phê đối với thận, đặc biệt là ở cấp độ tế bào, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Do uong tot bac nhat cho than-Hinh-2

Thời điểm không nên uống cà phêSau buổi trưa, đã uống 2 cốc, chưa ăn gì… là những lúc bạn không nên dùng cà phê.

Coi thường say nắng, người đàn ông bị “luộc chín” từ trong ra ngoài

Khi được đưa đến bệnh viện, nhiệt độ cơ thể của anh Trương lên đến 42,3 độ C, nói cách khác, nội tạng của người đàn ông này không khác gì bị luộc trong nước nóng.

Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, anh Trương, ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, do làm việc ngoài trời nắng gần 40 độ C hơn 2 tiếng đồng hồ đã bị say nắng.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.