Người đàn ông bị đột quỵ khi đang ngồi làm việc

Trước khi vào bệnh viện, người đàn ông 40 tuổi ngồi làm việc bình thường tại cơ quan nhưng bất ngờ thấy đau đầu rồi gục xuống ghế, miệng nôn trớ.

Ngày 6/9, các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết đơn vị này đã cấp cứu cho nam bệnh nhân 40 tuổi bị chảy máu não nguy kịch.

Các bác sĩ cho hay bệnh nhân nặng 80 kg, cao 1,70 m, chỉ số khối cơ thể BMI là 27,7, có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều.

Trước khi vào viện, người đàn ông này vẫn ngồi làm việc bình thường tại cơ quan. Ông bất ngờ thấy đau đầu rồi gục xuống ghế, miệng nôn trớ. Bệnh nhân được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện gần đó cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị chảy máu não nguy kịch. Sau đó, nam bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, huyết áp tăng rất cao cần dùng thuốc kiểm soát liên tục.

Nguoi dan ong bi dot quy khi dang ngoi lam viec

Hình ảnh chảy máu toàn bộ não thất bên, não thất ba, não thất tư của bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Kết quả chụp phim sọ não cho thấy tình trạng chảy máu toàn bộ não thất bên, não thất ba, não thất bốn gây giãn não thất cấp, gây tắc nghẽn sự lưu thông hệ thống não thất.

"Với mức độ tổn thương này, nếu không can thiệp, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong", bác sĩ Trung tâm Đột quỵ cho biết.

Sau hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ thống nhất phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật thần kinh mở một mảnh sọ của bệnh nhân, sử dụng các dụng cụ đi từ ngoài thẳng vào trong não thất cố gắng lấy gần toàn bộ máu trong đó. Sau đó, các bác sĩ đặt một ống dẫn lưu máu từ não thất ra ngoài. May mắn, ca mổ diễn ra thành công.

Bệnh nhân được đưa về hồi sức tích cực tại Trung tâm Đột quỵ. Đến nay, sau 7 ngày, người đàn ông này đã đứng dậy, đi lại được tốt.

BSCKI Tạ Vương Khoa, Phó chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, TP.HCM, cho biết thống kê hàng năm cho thấy số lượng người trẻ bị đột quỵ trên thế giới tăng dần đều trong vòng 3 thập niên trở lại đây. Một lý do quan trọng đến từ áp lực công việc ngày càng cao, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, chế độ ăn uống và vận động thiếu khoa học ở người trẻ.

"Những điều này khiến tuổi khởi bệnh của một số bệnh lý vốn là các yếu tố nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu ngày càng trẻ hóa", bác sĩ Khoa nói.

Theo chuyên gia này, thực tế cho thấy rất nhiều người trẻ khá chủ quan, không hề quan tâm tiền sử bệnh lý, bị đột quỵ nhập viện mới ngỡ ngàng khi nghe bác sĩ thông báo mình mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường… trong thời gian dài trước đó.

"Tiến bộ của y học suốt hàng chục năm qua tuy đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh nhưng đột quỵ vẫn là thách thức lớn cho sức khỏe cộng đồng", phó chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, chia sẻ.

Đột quỵ khi tập thể dục, thể thao

Người bị đột quỵ khi tập thể dục, chơi thể thao thường có sẵn yếu tố nguy cơ. Đôi khi, họ có dấu hiệu sớm của đột quỵ nhưng chủ quan, không để ý.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, những người bị đột quỵ trong lúc tập thể dục thể thao thường có sẵn yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não. Bản thân họ cũng không kiểm soát được mức độ tập luyện, dẫn đến quá sức.

Đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng...

Những năm gần đây, ghi nhận nhiều bệnh nhân dưới 45 tuổi bị đột quỵ, thậm chí chỉ hơn 20 tuổi. Bệnh nhân thường có yếu tố di truyền, bất thường về mạch máu hay tình trạng đông máu. Từ đó, tăng nguy cơ vỡ hoặc tắc mạch máu.

Dot quy khi tap the duc, the thao

Đột quỵ khi tập thể thao có thể gặp ở người mang sẵn yếu tố nguy cơ.

Trong khi vận động, tập thể dục, chơi thể thao, nhịp tim và huyết áp sẽ thay đổi, khó kiểm soát, nhanh hơn hẳn so với bình thường. Một số người gặp cơn thiếu máu não thoáng qua, bị yếu tay chân vài phút sau đó hồi phục. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm. Tuy nhiên vì cơ thể hồi phục ngay nên người ta chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra.

Những dấu hiệu đột quỵ sớm có thể là đột nhiên đau đầu, đi lại khó khăn, loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, tối sầm, tê một bên cơ thể… Ngoài ra, đã có trường hợp đột quỵ khi tập thể thao ở mức nguy kịch tính mạng.

Bác sĩ Nguyễn Minh Anh cho hay, tập thể dục cường độ cao không tốt bằng tập luyện cường độ trung bình hoặc thấp nhưng duy trì đều đặn, tăng dẻo dai và phòng ngừa được một số bệnh tật.

Bên cạnh đó, nhiều người hồi phục sau đột quỵ thường ít tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ. Một thời gian sau điều trị, họ thường tự ý ngưng thuốc hoặc mua thuốc theo kinh nghiệm của người thân, người quen; bỏ qua lịch tái khám. Điều này rất nguy hiểm.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, người đã từng bị đột quỵ đối mặt với nguy cơ tái phát cao, lần sau thường nặng nề hơn bởi cơ thể đã phải gánh chịu tổn thương từ trước.

Do đó, người bệnh cần tái khám theo lịch, điều chỉnh lối sống, điều trị các bệnh nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì..)

Dot quy khi tap the duc, the thao-Hinh-2

Thể thao giúp rèn luyện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật nhưng phải phù hợp với từng cá nhân.

Các bác sĩ khẳng định, thể dục thể thao là biện pháp nâng cao thể lực, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người khác nhau nên cần phải biết tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ, bệnh lý nền… để áp dụng bài tập phù hợp.

Những người mắc bệnh quan đến tim mạch, huyết áp, hen suyễn, bệnh mạn tính về hô hấp, người lớn tuổi… cần chú ý không gắng sức khi tập luyện. Nếu có điều kiện, nên có huấn luyện viên riêng hoặc bác sĩ tư vấn, bác sỹ y học thể thao…

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhiều người trẻ vẫn cho rằng đây là bệnh người già nên chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ. Theo các bác sĩ, ngoài tập luyện thể thao, người trẻ cũng cần tầm soát yếu tố nguy cơ, điều trị sớm (nếu có) để phòng ngừa đột quỵ.

Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng khuyến cáo, tùy theo đặc điểm cá nhân của mỗi người mà áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

- Nếu bị tăng huyết áp: khám điều trị để kiểm soát tốt huyết áp.

- Khám tim mạch để biết có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác hay không. Nếu có vấn đề tim mạch phải khám điều trị ngay và thường xuyên

- Nếu hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.

- Không sử dụng rượu bia và chất kích thích.

- Nếu có uống rượu bia, chỉ tối đa 1 ly rượu nhỏ hoặc 1 lon bia mỗi ngày.

- Nếu tăng cholesterol: tập luyện, tiết chế ăn uống và uống thuốc theo toa.

- Nếu đái tháo đường: khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.

- Chăm vận động, tránh ngồi một chỗ nhiều, nên tập thể dục đều đặn.

- Chế độ ăn ít muối (tránh ăn mặn), ít mỡ béo...

Phú Sĩ

Dot quy khi tap the duc, the thao-Hinh-3

Bí quyết đơn giản giảm nguy cơ đột quỵHút bụi, lau nhà, dắt thú cưng đi dạo hoặc chơi trò bắt bóng có thể là những hoạt động giúp tránh đột quỵ.

Nắng nóng đỉnh điểm, dấu hiệu cảnh báo sớm cơ thể bị sốc nhiệt

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, nhiều người dễ bị sốc nhiệt. Dưới đây là một số dấu hiệu ban đầu bạn nên chú ý.

Sốc nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể của bạn quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Nếu không được điều trị, sốc nhiệt có thể nguy hiểm đến tính mạng, có thể gây tổn thương não hoặc các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.
Trang Mirror đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo sớm cơ thể bị sốc nhiệt, bao gồm:

Thời tiết nắng nóng, tắm đêm, tắm lạnh đột ngột có gây ra đột quỵ?

Trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, công việc căng thẳng hoặc đặc thù công việc làm khuya đã có một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột.

Đột quỵ (Stroke) hay tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

Các loại đột quỵ chính:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

Nguyên nhân đột quỵ là gì?

Yếu tố có thể kiểm soát được:

+ Tăng huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.

+ Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

+ Hội chứng chuyển hóa: Ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.

+ Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.

+ Đái tháo đường.

+ Thiếu máu não thoáng qua.

Yếu tố không thể kiểm soát được

+ Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ tuy nhiên người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.

+ Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.

+ Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.

+ Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Đột quỵ có liên quan đến tắm đêm muộn hoặc tắm lạnh đột ngột?

Đang trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, công việc căng thẳng hoặc đặc thù công việc làm khuya, đã có một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột. Vậy đột quỵ và tắm lạnh vào ban đêm có liên quan với nhau không?

Về mặt dịch tễ học, cho thấy tỉ lệ bị đột quỵ thay đổi theo mùa. Tỷ lệ đột quỵ vào mùa đông cao hơn so với mùa hè. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn vào mùa đông và đột quỵ xuất huyết phổ biến hơn vào mùa xuân. Tiên lượng xấu với những bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông. Tỷ lệ tử vong cho thấy sự thay đổi theo mùa với đỉnh điểm vào mùa đông.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí dịch tễ học lâm sàng cũng cho thấy nhiệt độ giảm 5°C có liên quan đến việc tăng 7% số người nhập viện vì đột quỵ. Các tác giả cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao là do thay đổi thành phần lipid, huyết áp và đông máu trong mùa đông. Tuy nhiên khi tắm lạnh và đặc biệt là tắm đêm do thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các yếu tố nguy cơ như Tăng huyết áp, Đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… và đó là các nguyên nhân gây ra đột quỵ não.

Về mặt sinh lý bệnh, sự hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm và sự bài tiết catecholamine tăng lên khi phản ứng với nhiệt độ lạnh, có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim do tăng nhịp tim và sức cản mạch ngoại vi.

Hơn nữa, trong quá trình tắm đêm ngâm nước lạnh, nhiệt độ da giảm gây ra phản ứng hô hấp mạnh mẽ, được gọi là “sốc lạnh”, bao gồm thở hổn hển, tăng thông khí, giảm CO2, nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi và tăng huyết áp. Những phản ứng hô hấp này và những thay đổi sau tắm đêm trong lưu lượng máu não có thể dẫn đến chấn thương thần kinh, đột quỵ não.

Như vậy tắm đêm muộn, hay tắm quá lạnh vào ban đêm tuy không phải là nguyên nhân gây đột quỵ nhưng là các yếu tố thúc đẩy làm các yếu tố nguy cơ đột quỵ nặng hơn đo đó đột quỵ dễ xảy ra đặc biệt người cao tuổi, người có nhiều bệnh nền.

Điều trị đột quỵ như thế nào

Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất.

+ Từ 3 đến 4,5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.

+ Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.

Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục. Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

Vì đột quỵ não phần lớn không có dấu hiệu báo trước và diễn biến bất ngờ nên khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đột ngột méo miệng, nói khó, yếu tay chân, chóng mặt…bệnh nhân cần được đưa đến viện càng sớm càng tốt. Vì các biện pháp cấp cứu tốt nhất được thực hiện trong 3,5 – 4h đầu sau khi khởi phát “giờ vàng trong đột quỵ”.

BSCKI Bùi Thị Thu Hà (Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.