Ngày 25/1: Có 15.743 ca COVID-19; Hà Nội vẫn nhiều nhất

Bản tin dịch COVID-19 ngày 25/1 của Bộ Y tế cho biết có 15.743 ca mắc mới tại 61 tỉnh, thành phố; Hà Nội nhiều nhất với gần 3.000 ca, Đà Nẵng thứ 2 với gần 1.00

Thông tin về các ca mắc COVID-19 tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 24/01 đến 16h ngày 25/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.743 ca nhiễm mới, trong đó 44 ca nhập cảnh và 15.699 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.392 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.733 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.956), Đà Nẵng (989), Hải Phòng (704), Thanh Hóa (685), Hưng Yên (623), Bắc Ninh (560), Bắc Giang (445), Quảng Ngãi (400), Hải Dương (397), Hòa Bình (386), Vĩnh Phúc (385), Bình Định (374), Phú Thọ (370), Bến Tre (352), Nam Định (337), Bình Phước (335), Quảng Ninh (322), Thừa Thiên Huế (305), Đắk Lắk (303), Quảng Nam (301), Thái Nguyên (271), Thái Bình (267), Nghệ An (263), Lâm Đồng (225), Lào Cai (202), Khánh Hòa (200), Cà Mau (200), Quảng Bình (186), Kon Tum (178), Sơn La (152), Vĩnh Long (151), Tây Ninh (146), Bạc Liêu (146), Hà Nam (138), Trà Vinh (123), Yên Bái (114), Hà Giang (104), TP. Hồ Chí Minh (99), Điện Biên (80), Bình Thuận (77), Tuyên Quang (70), Hậu Giang (69), Bà Rịa - Vũng Tàu (68), Bình Dương (61), Quảng Trị (59), Đồng Tháp (52), Phú Yên (50), Đắk Nông (48), Cần Thơ (42), Long An (38), Lai Châu (37), An Giang (35), Bắc Kạn (34), Ninh Bình (34), Cao Bằng (34), Ninh Thuận (34), Đồng Nai (31), Kiên Giang (26), Sóc Trăng (12), Tiền Giang (11), Gia Lai (3).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-83), Quảng Ninh (-82), Ninh Bình (-73).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+225), Bến Tre (+218), Hà Nội (+155).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.582 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 163 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (92), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Kiên Giang (2), Bình Dương (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.171.527 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.000 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.164.794 ca, trong đó có 1.901.252 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.970), Bình Dương (292.584), Hà Nội (114.384), Đồng Nai (99.717), Tây Ninh (87.435).
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 355.957.628 ca nhiễm, trong đó 282,424,289 ca khỏi bệnh; 5.624.631 ca tử vong và 67,908,708 ca đang điều trị (95.661 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 432.642 ca, tử vong tăng 1.740 ca.
- Châu Âu tăng 238.408 ca; Bắc Mỹ tăng 18.973 ca; Nam Mỹ tăng 7.837 ca; châu Á tăng 119.181 ca; châu Phi tăng 3.108 ca; châu Đại Dương tăng 45.135 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 24.983 ca, trong đó: Thái Lan tăng 6.718 ca, Philippines tăng 17.677 ca, Campuchia tăng 28 ca, Lào tăng 560 ca.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 62.889 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.904.069 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.602 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.192 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 637 ca
- Thở máy không xâm lấn: 120 ca
- Thở máy xâm lấn: 634 ca
- ECMO: 19 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 24/01 đến 17h30 ngày 25/01 ghi nhận 126 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (5) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (1), Đồng Nai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (9), Tiền Giang (9), Vĩnh Long (9), Cần Thơ (8 ), Hải Phòng (7 ca trong 02 ngày), Đồng Tháp (6), Huế (6 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (4), Bình Dương (4), Bình Thuận (4), An Giang (4), Kiên Giang (4), Ninh Bình (3), Trà Vinh (3), Hòa Bình (3), Bình Phước (3), Hậu Giang (3), Cà Mau (3), Đắk Lắk (2), Bắc Ninh (2), Tây Ninh (2), Lào Cai (1), Bắc Kạn (1), Hà Nam (1), Nam Định (1), Bến Tre (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 148 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.010 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.933.973 mẫu tương đương 76.827.471 lượt người, tăng 30.468 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 24/01 có 943.564 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 177.388.045 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.919.564 liều, tiêm mũi 2 là 73.862.769 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 24.605.712 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Việt Nam tiếp nhận thêm 6,27 triệu liều vaccine phòng COVID-19 thông qua cơ chế COVAX 
- Ngày 24/01/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn số 401/BYT-TB-CT về việc tăng cường báo cáo nhu cầu sử dụng trên phần mềm oxy y tế.
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Lý do đàn ông có nguy cơ chết vì COVID-19 cao hơn phụ nữ

Một trong những điều được biết tới nhiều trong đại dịch: Nam giới chết vì COVID-19 nhiều hơn phụ nữ.

Ban đầu, một số nhà khoa học nghi ngờ nguyên nhân chủ yếu do sinh học và các phương pháp điều trị dựa trên giới tính cho nam giới - như tiêm estrogen hoặc thuốc kháng androgen - có thể giảm nguy cơ tử vong của họ.

Nhưng một nghiên cứu mới phân tích sự khác biệt về giới tính trong các ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ cho thấy bức tranh phức tạp hơn nhiều.

Những điều người lớn tuổi cần lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19

Người cao tuổi có sức đề kháng yếu, dễ bị lây nhiễm SARS-CoV-2, tiến triển nặng và tử vong khi mắc COVID-19. Vì vậy, việc tiêm vắc xin là điều rất cần thiết.

Câu hỏi: Gia đình tôi có nhiều người cao tuổi chưa được tiêm vắc xin COVID-19. Vậy tôi có thể đăng ký tiêm vắc xin cho họ như thế nào? Và họ cần lưu ý những gì trước, trong và sau khi tiêm để phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng?

Trả lời

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.