Những điều người lớn tuổi cần lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19

Người cao tuổi có sức đề kháng yếu, dễ bị lây nhiễm SARS-CoV-2, tiến triển nặng và tử vong khi mắc COVID-19. Vì vậy, việc tiêm vắc xin là điều rất cần thiết.

Những điều người lớn tuổi cần lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19

Câu hỏi: Gia đình tôi có nhiều người cao tuổi chưa được tiêm vắc xin COVID-19. Vậy tôi có thể đăng ký tiêm vắc xin cho họ như thế nào? Và họ cần lưu ý những gì trước, trong và sau khi tiêm để phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng?

Trả lời
Bộ Y tế

Mới đây, Bộ Y tế vừa đưa ra hướng dẫn cụ thể về những điều người cao tuổi cần lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vắc xin COVID-19.

Theo Bộ Y tế, gia đình có thể đăng ký tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người cao tuổi theo 3 cách:

- Cách 1: Đăng ký trực tiếp với cán bộ địa phương tại nơi cư trú.

- Cách 2: Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 ở đường dẫn: https://tiemchungCOVID19.gov.vn/ để đăng ký trực tiếp trên website.

- Cách 3: Đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 qua ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" trên điện thoại.

Sau khi đăng ký thành công, người cao tuổi cần khai báo y tế, chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có thể trạng tốt nhất vào ngày tiêm. Lưu ý, người cao tuổi cũng cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong vòng 2-3 ngày trước khi tiêm.

Khi đi tiêm chủng, người cao tuổi nhớ mang theo CCCD/CMND hoặc thông báo mã định danh cá nhân có mã QR do công an cấp, giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19 trước đó, sổ khám bệnh, đơn thuốc... sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có). Người cao tuổi nên có người thân đi cùng để hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết.

Khi đến địa điểm tiêm chủng, người dân cần đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K và nghe theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Tại điểm tiêm, người cao tuổi cần chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế các thông tin như:

- Loại vắc xin được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.

- Dấu hiệu phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử lý.

- Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Người cao tuổi cần thông báo cho cán bộ y tế các thông tin về tiền sử bệnh của cá nhân như tình trạng sức khỏe hiện tại:

- Khám sức khoẻ hiện tại xem có sốt, hay đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19 không?

- Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19: cần khai thác chính xác loại vắc xin COVID-19 đã tiêm và thời gian đã tiêm vắc xin.

- Tiền sử dị ứng như: Từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ; dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin; từng mắc COVID-19; suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị; rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

Ngay sau khi tiêm, người cao tuổi sẽ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng, không được tự ý bỏ về trước thời gian quy định.

Hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, trẻ cần được theo dõi trong 28 ngày, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu.

Hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi chính thức triển khai từ tháng 11/2021 trên toàn quốc.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, trẻ cần được theo dõi trong 28 ngày, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu.

Chiến lược mới hạn chế bệnh nhân COVID-19 tử vong của Việt Nam

Bộ Y tế thông tin sau khi cơ bản phủ vắc xin mũi 1 cho người trưởng thành, Việt Nam đang chuyển sang chiến lược mới để hạn chế tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Chiến lược mới hạn chế bệnh nhân COVID-19 tử vong của Việt Nam

Trao đổi với báo chí, sáng 8/12, Thứ trưởng Bộ Y tế, Đỗ Xuân Tuyên, thông tin, Việt Nam đã tích cực tìm nhiều nguồn cung ứng vắc xin COVID-19 khác nhau như đặt mua vắc xin, kêu gọi hỗ trợ từ các quốc gia, các nhà tài trợ…

Đến nay, chúng ta cơ bản đảm bảo được số lượng vắc xin tiêm đủ cho mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên và cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đồng thời, Việt Nam cũng đã đảm bảo đủ vắc xin tiêm mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Vắc xin Pfizer có thể giảm hiệu quả trước Omicron: Chuyên gia Mỹ nói gì?

Một nghiên cứu mới của Nam Phi cho thấy, vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech tạo ra ít kháng thể trước biến chủng Omicron hơn so với biến thể trước đó.

Vắc xin Pfizer có thể giảm hiệu quả trước Omicron: Chuyên gia Mỹ nói gì?
Reuters dẫn kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Sức khỏe Châu Phi tại Durban, Nam Phi, ngày 8/12 cho biết vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech tạo ra ít kháng thể trước biến chủng Omicron hơn so với biến thể trước đây. Theo đó, biến thể Omicron có thể “né tránh một phần” sự bảo vệ của vắc xin Pfizer.
Được biết, Viện nghiên cứu Sức khỏe Châu Phi đã xét nghiệm máu của 12 tình nguyện viên được tiêm hai liều vắc xin Pfizer.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.