Mùa dứa đến, 5 đại kỵ cần tránh khi ăn để không nguy hiểm tính mạng

Thơm ngon và nhiều chất có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai ăn dứa cũng tốt. Thậm chí với một số người, ăn dứa còn có thể gây nguy hiểm.

Quả dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, có những đại kỵ khi ăn dứa mà mọi người cần lưu ý để tránh gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Ăn dứa khi mang bầu

Mặc dù dứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng các bà bầu, đặc biệt là những người mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn.

Mua dua den, 5 dai ky can tranh khi an de khong nguy hiem tinh mang

Theo nghiên cứu, dứa có chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao.

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa sẽ rất dễ gây sẩy thai. Do vậy, bạn nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và ăn một lượng vừa phải ở các giai đoạn tiếp theo.

Ăn dứa khi bị chảy máu

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết. Thế nên người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết... không nên ăn dứa để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Mua dua den, 5 dai ky can tranh khi an de khong nguy hiem tinh mang-Hinh-2

Ăn dứa bị dập, nát

Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn.

Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… do vậy, để tránh nguy cơ bị ngộ độc bạn cần tránh ăn dứa bị dập, nát.

Ăn dứa khi đói bụng

Một trong những sai lầm phổ biến thường gặp khi ăn dứa khiến sức khỏe của bạn bị tổn hại là ăn dứa hoặc uống nước ép dứa khi đói bụng.

Đây là loại trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Mua dua den, 5 dai ky can tranh khi an de khong nguy hiem tinh mang-Hinh-3

Ăn dứa xanh

Ăn nhiều dứa xanh hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm đến sức khỏe. Nguyên nhân là do, lúc này dứa vô cùng độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Hội gái "bầu quý tộc" kết nạp thành viên mới với BST xe khủng

(Kiến Thức) - Dù đang bụng bầu vượt mặt nhưng gái đẹp có tên Lê Loan vẫn gây ấn tượng với nhan sắc rạng rỡ không tì vết.

Hoi gai
 Thời gian vừa qua, nhắc đến cụm "bầu quý tộc", hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến "chị cả giới rich kid Việt" Tiểu Giang hay vợ tổng tài tập đoàn nghìn tỷ Phanh Lee.

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng để con trắng da...nào ngờ nhận "kết đắng"

Mới đây, một thai phụ người Trung Quốc tên Tú Y đã có trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ khi nghe lời mẹ chồng, cố ăn hết khoảng 100 trứng ngỗng trong 3 tháng cuối của thai kỳ với mong muốn con sinh ra có làn da trắng hồng, mịn màng.

Mẹ ăn 100 trứng ngỗng với mong muốn con sinh ra da trắng trẻo, hồng hào

Cụ thể, sau khi được người họ hàng ở quê nói về tác dụng của trứng ngỗng, mẹ chồng Tú Y tin răm rắp, mua ngay trăm quả. Vậy là mỗi ngày, cô phải “xử” một quả, hết luộc rồi tới rán làm liên tiếp trong 3 tháng. Chỉ sau 10 tuần, cân nặng của cô tăng lên chóng mặt, từ 50kg lên tận 65kg.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.