Mẹ bầu ăn trứng ngỗng để con trắng da...nào ngờ nhận "kết đắng"

Mới đây, một thai phụ người Trung Quốc tên Tú Y đã có trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ khi nghe lời mẹ chồng, cố ăn hết khoảng 100 trứng ngỗng trong 3 tháng cuối của thai kỳ với mong muốn con sinh ra có làn da trắng hồng, mịn màng.

Mẹ ăn 100 trứng ngỗng với mong muốn con sinh ra da trắng trẻo, hồng hào

Cụ thể, sau khi được người họ hàng ở quê nói về tác dụng của trứng ngỗng, mẹ chồng Tú Y tin răm rắp, mua ngay trăm quả. Vậy là mỗi ngày, cô phải “xử” một quả, hết luộc rồi tới rán làm liên tiếp trong 3 tháng. Chỉ sau 10 tuần, cân nặng của cô tăng lên chóng mặt, từ 50kg lên tận 65kg.

Không giống như trứng gà hay trứng vịt, trứng ngỗng vừa to, vừa khô mà lại còn nặng mùi tanh. Tuy nhiên, phần tin mẹ chồng, phần muốn tốt cho con nên Tú Y cũng bấm bụng làm theo. Tin chắc rằng với việc ăn ngần ấy trứng, con sinh ra sẽ khỏe mạnh và trắng trẻo nhưng ai có ngờ vừa chào đời, đứa bé đã phải tiến hành điều trị vàng da sinh lý.

Lúc này, cô vô cùng thất vọng và lo lắng, liền hỏi bác sĩ "Tôi đã ăn 100 trứng ngỗng trong suốt thai kỳ để loại bỏ chất độc trong bào thai. Tại sao con tôi vẫn bị vàng da?"
Lúc này bác sĩ mới giải đáp "Loại bỏ chất độc bào thai bằng việc ăn trứng ngỗng là không có cơ sở. Theo đó, loại trứng này chỉ là thực phẩm bình thường và chẳng có tác dụng thần kỳ như lời người ta vẫn hay đồn thổi. Các bệnh lý về da phụ thuộc vào yếu tố nội tại cơ thể, do ảnh hưởng của di truyền, môi trường cũng như miễn dịch".

Me bau an trung ngong de con trang da...nao ngo nhan

Bác sĩ còn cho biết thêm, hàm lượng calo và chất béo trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà, nhưng chất đạm lại thấp hơn. Vì thế, nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng còn gây ra một số hệ quả nhất định.

Trứng ngỗng cho bà bầu ăn bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia, trứng ngỗng chỉ nên là một phần của chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Bên cạnh trứng ngỗng, mẹ cũng cần ăn uống thêm nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Song mẹ không nên ăn uống bồi bổ quá nhiều chất đạm, vì sẽ gây khó tiêu.

Trứng ngỗng rất giàu đạm, vì thế mẹ chỉ nên giới hạn trong mức 1 quả/ tuần nếu cảm thấy ngon miệng.

Me bau an trung ngong de con trang da...nao ngo nhan

Quan điểm bà bầu ăn trứng ngỗng giúp thai nhi thông minh là không có căn cứ khoa học. Vì thế mẹ không lên lạm dụng việc ăn trứng ngỗng mà bỏ bê việc bổ sung đa dạng các vitamin và khoáng chất theo tháp dinh dưỡng nhé.

Em bé thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, di truyền và môi trường giáo dục chứ chỉ ăn trứng ngỗng thì không thể giúp bé thông minh đâu mẹ ạ.

5 loại rau quả rẻ bèo, mẹ bầu ăn mỗi ngày tốt hơn uống vitamin

Những loại rau quả dưới đây cung cấp dủ dinh dưỡng giúp mẹ bầu phòng ngừa nhiều bệnh tật trong thai kỳ.

Rau khoai lang

Thói quen xấu khiến nước ối đục, mẹ bầu thay đổi kẻo thai lưu

(Kiến Thức) - Nếu mẹ bầu muốn giảm độ đục của nước ối thì phải giảm tình trạng thiếu oxy và phòng ngừa ứ mật. Cụ thể, phải sửa ngay những thói quen xấu sau đây.

Thoi quen xau khien nuoc oi duc, me bau thay doi keo thai luu
Nước ối cực kỳ quan trọng đối với thai nhi, bởi vậy trong những tháng cuối thai kỳ, có một mục rất quan trọng khi khám thai định kỳ, đó là độ đục của nước ối. Mức độ đục của nước ối được chia thành ba mức độ.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.