Một loài khác đã âm thầm tiến hóa để “kết đôi” với con người

Nghiên cứu gây choáng váng từ Anh cho thấy Demodex folliculorum - sinh vật nhỏ bé chọn con người làm vật chủ trung gian duy nhất

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh vật học động vật không xương sống Alejandra Perotti từ Đại học Reading và nhà di truyền học Gilbert Smith từ Đại học Bangor (Anh) cho thấy Demodex folliculorum - một loài ve tí hon sống trên da người - không còn là loài ký sinh nữa.
Mot loai khac da am tham tien hoa de “ket doi” voi con nguoi
Chân dung Demodex folliculorum - loài ve đang tiến hóa để chuyển từ vật ngoại ký sinh sang cộng sinh vĩnh viễn với con người - Ảnh: K.V Santosh 
Trước đây, chúng ký sinh trên cơ thể người trong cuộc đời ngắn ngủi, chui đầu vào các nang lông của chúng ta, chủ yếu là ở mặt, ăn các tế bào da chết của con người để sống.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy chúng đang trong quá trình tiến hóa để chuyển hẳn từ sinh vật ngoại ký sinh thành một sinh vật cộng sinh bên trong, tức một cuộc "hôn phối" vĩnh viễn với nhân loại, trong một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Theo Science Alert, điều này được hé lộ khi các nhà khoa học giải trình tự gien của sinh vật này và phát hiện những thay đổi đối với DNA của những con ve thế hệ sau này, dẫn tới một số đặc điểm cơ thể và hành vi bất thường.
Ve Demodex folliculorum dành phần lớn tuổi thọ 2 tuần để theo đuổi nguồn thức ăn là các mảnh vụn da người. Vào ban đêm, khi chúng ta ngủ, chúng âm thầm bò chậm rãi để tìm bạn tình, hy vọng giao phối thành công trước khi bóng tối lui dần. Cơ thể chúng chỉ dài 1/3 mm và bạn không thể cảm thấy chúng.
Trước đó sinh vật này từng bị đổ lỗi cho một số bệnh về da, được cho là gây ra khi con ve chết và để lại chất thải của chúng trên da người. Tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy chúng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi da sau khi chết. Hơn nữa khi còn sống, loài ve đang muốn cộng sinh với còn người này thậm chí còn giúp bạn chăm sóc da bằng cách giúp các lỗ chân lông không bị tắc nghẽn.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Molecular Biology and Evolution.

Sinh vật nhỏ bé có thể xâm chiếm, biến sao Hoả thành Trái đất

Vi khuẩn lam có thể phát triển thuận lợi trong điều kiện khí quyển của... sao Hỏa. Chính sự bùng nổ toàn cầu của vi khuẩn lam 2,4 tỉ năm trước đã tạo nên bầu không khí "dễ thở" ngày nay.

Sinh vat nho be co the xam chiem, bien sao Hoa thanh Trai dat
 Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh vật học thiên văn Cyprien Verseux của Đại học Breman ở Đức cho thấy vi khuẩn lam (còn gọi là tảo lam, tảo lục lam) có thể phát triển thuận lợi trong điều kiện khí quyển của... sao Hỏa.

"Nguồn gốc dịch bệnh": Sách kinh điển không thể bỏ qua trong mùa giãn cách

Xuất bản năm 2012, cuốn sách Nguồn gốc dịch bệnh của tác giả David Quammen đến nay vẫn hấp dẫn với những dự cảm và khai phá thú vị được các nhà khoa học ghi chép lại.

Nguồn gốc dịch bệnh: Động vật, con người và đại dịch toàn cầu tiếp theo (tên tiếng Anh: Spillover: Animal Infection and the next human pandemics) là một kiệt tác thu hút giới truyền thông của tác giả David Quammen, mang đến góc nhìn khoa học về các mầm gây bệnh trên động vật và đôi khi lây truyền cho chính con người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.