Mặt trăng sẽ ra sao nếu bị bao phủ trong "chất thải" của con người?

Sau những chuyến đổ bộ thường xuyên của các nhà du hành Nga và Mỹ và sắp tới là Trung Quốc, việc xử lý "chất thải" lên mặt trăng bắt đầu cần phải quan tâm.

Mặt trăng hiện như là một bãi rác kể từ khi Liên Xô phóng tàu vũ trụ thăm dò lên bề mặt của nó vào năm 1959. Rác của nó không chỉ là những chiếc xe thám hiểm mặt trăng mà các phi hành gia bỏ lại, mà còn rất nhiều thứ lặt vặt khác.
Mat trang se ra sao neu bi bao phu trong
Cùng với sự hiện diện của con người, mặt trăng có thêm một số chất thải do họ bỏ lại. 
Dựa theo lý do khoa học vững chắc, nhiều người đang lo lắng mặt trăng yêu dấu của trái đất sẽ trở thành "nhà vệ sinh" cho con người.
Các phi hành gia tàu Apollo của Mỹ thường được giao nhiệm vụ thu thập mẫu đất đá và quặng của mặt trăng trở lại trái đất để nghiên cứu. Tuy nhiên, mô-đun hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng khá nhỏ và chỉ mang được một khối lượng mẫu vật nhất định. Do đó, các phi hành gia phải chọn để lại rác thải và lấy các mẫu vật. 
Cho đến nay, "phi vụ trao đổi" này đã khiến mặt trăng có 15.200 kg phương tiện thám hiểm chuyên dụng, 4,672 kg bệ phóng tàu, 6 lá cờ Mỹ, 4 thiết bị phản xạ ánh sáng, 96 túi chất thải của con người. Ngoài ra còn có các tấm chăn giữ nhiệt của phi hành gia, khăn ướt đã qua sử dụng, các gói đồ ăn không gian trống rỗng, cũng như một số xe thám hiểm Mặt Trăng quá nặng để mang trở về.
Trong một bài viết cho tạp chí Science Focus của BBC, giáo sư vật lý thiên văn, Tiến sĩ Alastair Gunn, khẳng định số 96 túi chất thải của con người sẽ "không có tác dụng vĩnh viễn đối với môi trường mặt trăng".
Ông cho hay: "Bất kỳ vi sinh vật vào có trong chất thải của con người đều không thể phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của bề mặt mặt trăng.
Tuy nhiên, có thể một số dạng sống còn sót lại một thời gian dài dưới dạng các bào tử không hoạt động.
Vì vậy, sau 50 năm trên bề mặt mặt trăng, số chất thải này của con người, mà giờ đây có lẽ chỉ còn là túi bụi, có thể chứa thông tin quan trọng về sự sống sót của vi sinh vật trong không gian."
Con người đã không hạ cánh trên mặt trăng kể từ năm 1972, nhưng hai cường quốc về kỹ thuật vũ trụ là Mỹ, Nga và tỷ phú Elon Musk đang hy vọng sẽ sớm quay trở lại đây. Hiện, Elon Musk, Trung Quốc và NASA đều cho biết họ có kế hoạch thực hiện vài nhiệm vụ trên mặt trăng trong những năm tới.
Nhiều người đang thắc mắc liệu họ có kế hoạch dọn sạch những tàn tích do các phi hành gia để lại cách đây nửa thế kỷ hay không.
NASA đã công bố kế hoạch đưa một phụ nữ lên mặt trăng vào năm 2024. Họ dự kiến sẽ cử hai phi hành gia đến sống và làm việc ở khu vực Nam Cực của mặt trăng, nơi mà Trung Quốc định cho tàu Hằng Nga 5 của họ hạ cánh để thu thập mẫu vật đưa về trái đất vào năm tới.
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố kế hoạch mới cho một cứ điểm có người máy vận hành ở vùng cực của "chị Hằng". Trong khi NASA và Cơ quan hàng không Vũ trụ châu Âu, cũng đang vội lên kế hoạch cho "ngôi làng mặt trăng" của riêng mình.

Mặt trăng thứ hai của Trái đất nằm ở đâu?

Chúng ta thường chỉ thấy có một Mặt trăng trên bầu trời và rất ít ai nghĩ rằng Trái đất có tới hai Mặt trăng. Nhưng NASA đã gây bất ngờ khi công bố phát hiện Mặt trăng thứ hai của Trái đất cách đây không lâu.

Theo đó, NASA cho biết, Mặt trăng thứ hai này đã quay quanh Trái đất được gần một thế kỷ và được phát hiện trong một quỹ đạo quay quanh Mặt trời. Nó là một tiểu hành tinh được lực hút của Trái đất giữ lại và cách Trái đất xa hơn khoảng 38 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.

Tiết lộ chấn động về sự sống nghi từng có trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đến từ Đại học London và Đại học bang Washington tìm thấy bằng chứng cho thấy, Mặt trăng có thể đã từng có điều kiện cần thiết để hỗ trợ sự sống, theo nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Astrobiology.

Theo công bố, gần đây, các nhà khoa học phát hiện bề mặt Mặt trăng có thể đã từng có điều kiện hỗ trợ các dạng sống đơn giản vào khoảng 4 tỷ năm trước.

Trong thời gian đó, Mặt trăng phun ra lượng khí nóng, bao gồm cả hơi nước thoát ra từ lõi của nó. Các yếu tố này sau đó tạo ra một bầu không khí đặc thù, rồi hơi nước ngưng tụ thành các bể chứa chất lỏng trên bề mặt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.