Cho hạt tiêu khi luộc thịt: Hạt tiêu hương vị cay nồng đặc biệt, nhưng cho vào để luộc thịt lợn sẽ làm mất đi vị ngọt của thịt lợn luộc.
Cho đường khi luộc thịt: Món thịt lợn hay được ướp thêm xíu đường để tăng vị giác.
Nhưng đường cho vào thịt lợn luộc làm giảm độ ngon ngọt thơm vốn có của thịt lợn. Món thịt lợn luộc thì không cần cho đường bởi tự miếng thịt luộc đã đủ ngon ngọt rồi.
Nếu cho đường vào món thịt lợn nướng, chiên rán còn dễ bị cháy, ăn khô và kém ngon rất nhiều.
Cho bột ngũ vị hương khi luộc thịt: Thịt lợn luộc không nên cho bột ngũ vị hương, vì khó ăn, làm giảm hương vị món ăn và không phù hợp.
Với các món hầm thịt, sườn lợn cũng không nên cho bột ngũ vị hương, bởi như thế sẽ làm món thịt lợn luộc sẽ rất thơm ngon thành món ăn có mùi hắc, hương vị không thơm ngon mà còn khó ăn hơn nữa.
Và thứ bột ngũ vị hương trên chỉ nên dùng với thịt bò là phù hợp nhất.
- Thịt lợn tươi rửa sạch, rồi thái khẩu, bỏ vào nồi.
- Cho 1 gam muối tinh, 2 gam đường, hành lá và gừng đập giập vào bóp đều.
Ngâm thịt lại trong hỗn hợp đó để khử hết mùi tanh.
- Vớt khẩu thịt ra, rửa lại và để ráo (nếu là thịt lợn đã băm/xay nhỏ thì dùng hành lá, gừng, thêm một lòng trắng trứng, chút dầu ăn, bột bắp hoặc tinh bột để vừa khử mùi tanh hôi, vừa "khóa" độ ẩm cho thịt).
Khử mùi tanh hôi của thịt lợn bằng cách này xong hãy luộc thịt thì miếng thịt lợn luộc không bị tanh, khô.
Nồi nước luộc thịt lợn cho mấy quả sấu, cà chua đun chín, rắc hành mùi vào làm nước canh cũng rất thơm và dễ ăn.
Hoặc đổ vào nấu bất kỳ món canh gì thì nước cũng rất thơm ngon.