Lợi ích khi ăn đậu phụ

Đậu phụ mang lại một số lợi ích như tăng cường sức khỏe não bộ, giảm các triệu chứng mãn kinh và ngăn ngừa bệnh tim.

Loi ich khi an dau phu

Protein từ đậu phụ có đầy đủ các lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Recept.

Theo Health, đậu phụ là sản phẩm được chế biến từ sữa đậu nành. Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc và nhanh chóng trở nên phổ biến khắp một số quốc gia ở châu Á.

Đậu phụ được coi là nguồn protein giá rẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ, một khẩu phần đậu phụ nặng 85 gram có thể cung cấp 4-14 gram protein (tùy thuộc vào loại), bao gồm tất cả 9 loại axit amin thiết yếu.

Amy Bragagnini, chuyên gia dinh dưỡng và là phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ), cho biết đậu phụ cũng cung cấp vitamin B, axit béo không bão hòa lành mạnh và các khoáng chất như canxi, magiê, kẽm, sắt.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành

Tiến sĩ Qi Sun, phó giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ), cho biết có một số bằng chứng về việc bổ sung đậu nành trong chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích cho tim.

Nghiên cứu được công bố vào năm 2020 cho thấy tiêu thụ nhiều isoflavone đậu nành, đặc biệt là từ đậu phụ, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.

Trong một nghiên cứu khác với gần 120.000 chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Mỹ, tiến sĩ Qi Sun và các đồng nghiệp đã phát hiện ra trong hơn 30 năm theo dõi, những người tiêu thụ ít nhất một khẩu phần đậu phụ hoặc sữa đậu nành mỗi tuần có nguy cơ tử vong thấp hơn tới 16% so với những người ăn ít hơn.

“Mọi người nên chọn đậu phụ và các loại protein có nguồn gốc thực vật khác thay vì protein nguồn động vật, đặc biệt là những loại từ thịt đỏ đã qua chế biến có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư đại trực tràng", tiến sĩ Qi Sun nói.

Loi ich khi an dau phu-Hinh-2

Ăn đậu phụ thường xuyên giúp làm chậm quá trình tiến triển hoặc giảm sự tái phát của một số bệnh ung thư. Ảnh: Simply Recipes.

Giảm mức cholesterol

Đậu phụ cũng được biết là giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol loại "xấu"), cũng như giảm nhẹ chất béo trung tính và tăng vừa phải cholesterol HDL (cholesterol loại "tốt").

Theo Healthline, protein đậu nành có thể làm giảm cholesterol LDL (loại "xấu") từ 3 đến 4%, đồng thời giảm mức cholesterol toàn phần.

Hỗ trợ tốt giai đoạn mãn kinh

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra lượng đậu nành tiêu thụ nhiều hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, đậu nành có thể làm giảm nhẹ các cơn bốc hỏa liên quan đến thời kỳ mãn kinh.

Thành phần của đậu phụ có lợi cho những người trải qua thời kỳ mãn kinh. Trong thời gian trước và xung quanh thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể bạn giảm. Isoflavone được tìm thấy trong đậu nành và đậu phụ có thể bắt chước tác dụng của hormone estrogen đối với cơ thể.

Do đó, bằng cách thêm đậu phụ vào chế độ ăn uống, bạn có thể hạn chế triệu chứng bốc hỏa, máu kinh nguyệt không đều và thay đổi tâm trạng.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết có “bằng chứng hạn chế” cho thấy phụ nữ ăn một lượng vừa phải đậu nành có nhiều khả năng ít tái phát ung thư vú hơn.

Một lượng vừa phải được định nghĩa là 1-2 khẩu phần thực phẩm đậu nành nguyên hạt như đậu phụ, sữa đậu nành hoặc hạt đậu nành mỗi ngày.

Loi ich khi an dau phu-Hinh-3

Folate trong đậu phụ cũng có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Sự thiếu hụt folate liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao. Ảnh: Vegetarianmamma.

Theo Healthline, chế độ ăn giàu đậu nành cũng giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác, bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ruột kết, dạ dày và tuyến tiền liệt.

Một đánh giá của 23 nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn giàu đậu nành với nguy cơ tử vong do ung thư thấp hơn 10%, đặc biệt là ung thư dạ dày, ruột già và phổi.

Một đánh giá khác về 13 nghiên cứu đã liên kết việc hấp thụ nhiều isoflavone trong đậu nành với nguy cơ ung thư nội mạc tử cung thấp hơn 19%.

Hơn nữa, các nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn giàu đậu nành có thể làm giảm 7% nguy cơ ung thư ruột và 8-12% nguy cơ ung thư ruột kết hoặc đại trực tràng, đặc biệt là ở phụ nữ.

Những người thường xuyên ăn thực phẩm giàu đậu nành như đậu phụ cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Các lợi ích tiềm năng khác

Do hàm lượng isoflavone cao, đậu phụ có thể mang lại những lợi ích bổ sung cho sức khỏe, bao gồm:

  • Xương chắc khỏe hơn: Isoflavone đậu nành có thể giúp giảm tình trạng mất xương hoặc tăng mật độ khoáng chất trong xương.
  • Cải thiện chức năng não: Isoflavone đậu nành có thể cải thiện trí nhớ, sự chú ý, tốc độ xử lý và chức năng não tổng thể ở một số người.
  • Tác dụng chống trầm cảm: Một nghiên cứu cho thấy ăn trung bình 49 gram đậu phụ mỗi ngày có thể giảm tới 28% nguy cơ mắc chứng trầm cảm khi mang thai.
  • Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

    Giờ ăn giúp giảm mỡ máu, ổn định đường huyết

    Ăn trong khoảng thời gian 10 giờ có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol xấu, tăng cường sức khỏe tim mạch.

    Các bệnh liên quan tới tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của khoảng 17,9 triệu người mỗi năm. Đây được coi là nguyên nhân số một gây tử vong ở cả phụ nữ và nam giới.

    Theo Bestlife, bạn có nhiều cách để hạn chế nguy cơ mắc bệnh như giảm một số yếu tố tim mạch chuyển hóa, chẳng hạn đường huyết, huyết áp và cholesterol LDL. Các chuyên gia cho biết, bạn có thể đạt được điều này bằng cách ăn trong khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.

    Gio an giup giam mo mau, on dinh duong huyet

    Ảnh minh họa: Medicalnewstoday

    Lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol tác động tới tim mạch

    Duy trì huyết áp ổn định và mức cholesterol LDL thấp là hai cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng đường trong máu cũng có tác động đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ giải thích: “Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh kiểm soát trái tim”.

    Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, chất béo lành mạnh và protein nạc, các chuyên gia cho biết có một cách nữa bạn có thể giảm bớt các yếu tố nguy cơ.

    Thời điểm ăn ngăn ngừa bệnh tim mạch

    Theo hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism, không chỉ những gì bạn ăn mà cả khi nào và trong bao lâu cũng quyết định phản ứng của cơ thể. Theo đó, ăn trong khoảng thời gian 10 giờ giúp bạn giảm lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol cùng một số lợi ích khác.

    Một trong hai nghiên cứu tập trung vào nhóm 137 nhân viên cứu hỏa làm việc theo ca 24 giờ. Trong 12 tuần, họ tuân theo kế hoạch ăn uống hạn chế thời gian. Để ăn trong vòng 10 giờ, hầu hết những người tham gia trì hoãn bữa sáng của họ từ 1-2 giờ và đẩy bữa tối của họ lên sớm hơn 1-2 giờ. Vì vậy, nếu họ ăn sáng lúc 9h sáng thì họ sẽ ăn tối trước 19h.

    Các tác giả đánh giá kế hoạch ăn như trên khả thi và có thể cải thiện sức khỏe cơ tim, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao. Ngoài ra, ăn trong khoảng thời gian 10 giờ/ngày cũng giúp các tình nguyện viên giảm cân nhiều hơn.

    Chưa thấy tác dụng phụ

    Ngoài những lợi ích quan sát được, các nhà khoa học chưa phát hiện các tác dụng phụ đối với những người ăn trong thời gian hạn chế. Trên thực tế, họ ghi nhận "chất lượng cuộc sống được cải thiện" là một trong những kết quả của việc hạn chế ăn uống trong thời gian đầu.

    Tiến sĩ Courtney Peterson, Đại học Alabama ở Birmingham (Mỹ), nói với NBC News: “Đồng hồ sinh học giúp bạn làm tốt hơn những việc khác nhau vào từng thời điểm trong ngày. Có vẻ như thời gian tốt nhất cho quá trình trao đổi chất ở hầu hết mọi người là từ giữa buổi sáng".

    Gio an giup giam mo mau, on dinh duong huyet-Hinh-2

    Nhân viên y tế mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim cứu người bệnh

    Suốt 30 phút, y bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM không bỏ lỡ một giây sơ cứu người bệnh. Khi đội tăng cường có mặt, ê-kip tại hiện trường đã mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim liên tục.

    Gio an giup giam mo mau, on dinh duong huyet-Hinh-3

    Hai triệu chứng xuất hiện trước 1 tháng ở 95% bệnh nhân đau tim

    Báo cáo dựa trên một cuộc khảo sát với hơn 500 phụ nữ đã làm sáng tỏ quan điểm về tính chất đột ngột của các cơn đau tim.

    5 loại thực phẩm rẻ, an toàn có thể thay thế thịt

    Ngày càng có nhiều người hạn chế ăn thịt. Một số vì lý do sức khỏe, những người khác vì thiếu tiền.

    Chất đạm là chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để xây dựng và sửa chữa các tế bào. Nhiều người lầm tưởng chất đạm chỉ có ở các loại thịt động vật, nhưng thực tế nguồn đạm từ thực vật vẫn có thể được sử dụng làm thực phẩm thay thế thịt và đạm động vật khác.

    Dưới đây là một số loại thực phẩm và sản phẩm thay thế thịt thường được sử dụng.

    Đọc nhiều nhất

    Tin mới

    Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

    Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

    Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.