Kinh khủng những hiểm họa bệnh tật ở bữa ăn sinh viên

Nước lèo đựng cả ngày trong hàng chục can nhựa bẩn nổi váng, đồ ăn để trên mặt đường khói bụi, bữa ăn sinh viên chứa hiểm họa bệnh tật đáng sợ. 

Nhanh, gọn, lẹ, rẻ
Trước cổng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TP HCM, các gánh hàng rong bán bún, miến, hủ tíu, cơm đậu quanh vỉa hè. Sát bên các gánh hàng rong là trạm xe buýt liên tục luân chuyển, xả khói đen xì vào thức ăn không được che đậy.
Tầm 11h trưa là lúc sinh viên tan học ùa ra cổng trường mua bữa ăn trưa. Cứ thế, nồi nước lèo cạn dần rồi lại tiếp thêm từ những can nhựa méo mó nổi váng. Nước lèo được đựng trong can nhựa cả buổi dưới trời nắng chỉ chờ để châm đầy nồi nước dùng. Thức ăn nóng được để trong hộp nhựa hoặc túi ni lông. Sinh viên ăn bằng chiếc thìa nhựa có những vết bụi hoặc những đôi đũa bốc mùi.
Kinh khung nhung hiem hoa benh tat o bua an sinh vien
Liên tục các xe tiếp hộp nhựa đến giao hàng cho các gánh hàng rong. 
T.K.M (sinh viên năm 3, ĐH KHXH&NV) đi học cả tuần, ăn trưa bằng hộp nhựa ngoài cổng trường mỗi ngày, cho biết lí do chọn ăn trước cổng trường: “Dù biết hộp nhựa không tốt cho sức khỏe nhưng mỗi bữa trưa rẻ được hơn 10 ngàn so với ăn ở các chỗ khác thì một tuần cũng tiết kiệm được chút ít".
N.M.L (sinh viên năm nhất, ĐHKHXHVNV) vừa mua hộp cơm trứng ốp la được người bán mang từ nhà đến trường. Trứng ốp la trong bữa ăn sinh viên của L được để trong giỏ xe, không che đậy khi đi ngoài đường.
L chia sẻ: “Không phải mình không nhìn thấy điều đó, nhưng ăn quen rồi, nhanh, gọn, lẹ, rẻ là tiêu chí của mình. Ra ngay cổng trường mua không phải đi xa”.
Kinh khung nhung hiem hoa benh tat o bua an sinh vien-Hinh-2
TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM. 
Đối diện ĐH Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) cũng có một gánh bún riêu với hàng chục lít nước lèo đựng trong can nhựa. Bún, đậu, chả để trong ni lông nằm lăn lóc dưới đất.
Một phụ huynh đón con ở cổng ĐH Sài Gòn nói: “Nước lèo chứa cả ngày trong can nhựa cũ thế này thì mất vệ sinh lắm. Loại can này cũng khó để vệ sinh sạch sẽ, đồ ăn thì để trên mặt đường. Chưa kể, nếu cả tuần các em ăn thức ăn nóng đựng trong hộp nhựa tái chế thì cũng rất nguy hiểm”.
Ngoài ra, trước cổng ĐH Luật TP HCM và ĐH Nguyễn Tất Thành (quận 4), bữa trưa của sinh viên cũng có sự xuất hiện của những chảo dầu két lại, đen xì, những chai dầu ăn cùng tương ớt không nhãn mác. Sinh viên cũng phải ăn thức ăn được đựng trong hộp nhựa, múc bằng thìa nhựa.
Tiết kiệm tiền mà có hại cho sức khỏe thì… lợi bất cập hại
TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM khẳng định sử dụng bao bì đựng thức ăn bằng hộp xốp, can nhựa…thì rất khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những thứ đó sản xuất ra rồi qua chợ, đến thẳng nơi bán hàng chứ không có bao bì chứng tỏ đã qua kiểm nghiệm an toàn để đựng thực phẩm.
Ăn ở lề đường thì nguy cơ nhiễm bệnh cao vì nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo. Trong căn tin hay những nơi có đăng kí kinh doanh sẽ được kiểm soát thực phẩm đầu vào nên an toàn hơn. Hơn nữa, hàng quán cố định sẽ có nguồn nước đảm bảo hơn.
Đối với hàng rong bên ngoài thì người bán sẽ thiên về lợi nhuận hơn là chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cái nào có lợi thì họ bán, nguồn thực phẩm, nguồn nước không được kiểm soát, kể cả quá trình chế biến không ai biết đảm bảo hay không. Khi họ bán hàng mà không có đăng kí kinh doanh rõ ràng và không được kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hậu quả gây ra do ăn uống không hợp vệ sinh có thể nhận thấy tức thời nên sẽ nhận biết ngay, nhưng cũng có thể sau một thời gian mới biểu hiện ra nên hậu quả sẽ lâu dài. Đến lúc đó dù có muốn khắc phục hậu quả thì cũng đã muộn.
Vì vậy, nghĩ một cách sâu xa thì đó không phải là cách tiết kiệm mà có khi còn tốn kém nhiều hơn cho các chi phí thuốc men, y tế.
Để đảm bảo an toàn cho mình thì các bạn sinh viên nên chọn chỗ ăn uống an toàn, đó là những chỗ có đăng kí kinh doanh, có cơ sở đàng hoàng. Vẫn có những hàng quán như vậy nhưng bán giá chấp nhận được đối với sinh viên.
Ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì sinh viên cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đủ và cân đối các chất bột đường, chất đạm, chất béo, các chất khoáng, và vitamin để đảm bảo sức khỏe. Chất bột đường có trong cơm, chất đạm từ thịt, cá, trứng, các loại đậu. Vitamin và chất khoáng thì có trong trái cây, mùa nào ăn thức nấy, vừa rẻ, vừa an toàn mà lại đảm bảo dinh dưỡng.
Để tăng dinh dưỡng cho bữa ăn sinh viên thì có thể trộn thêm muối mè, muối đậu phộng (dùng ít muối) vào bữa ăn.

Ám ảnh "đầu độc" chồng con từ thực phẩm bẩn

Chính việc phun thuốc và quy trình sản xuất thiếu chuẩn đã khiến các bà nội trợ gián tiếp đầu độc chính chồng con mình bằng những loại thực phẩm bẩn.

“Chúng tôi phải làm sao đây?”. “Ai đó làm ơn cho tôi biết phải ăn gì, uống gì… thì mới không nuốt chất độc vào bụng mình?”. “Ai đó làm ơn cho tôi biết phải làm sao để phòng tránh các loại chất độc có trong từng bữa ăn hàng ngày, làm sao để tránh thực phẩm bẩn?”... Đó là những bình luận, câu hỏi phổ biến mà chúng tôi nhận được sau khi khởi đăng loạt phóng sự dài kỳ: “Người Việt, đừng tự đầu độc mình”.

Hàng loạt thịt, rau, thủy sản ngậm hóa chất quá đà

Theo kết quả giám sát an toàn thực phẩm có tới 16% mẫu thịt chứa chất tạo nạc; hơn 10% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chiều 19/10, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cho biết, kết quả giám sát ATTP nông thủy sản 9 tháng đầu năm cho thấy, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm ATTP còn cao, một số ATTP chưa có cải thiện so với năm 2014.

Hang loat thit, rau, thuy san ngam hoa chat qua da
 Theo kết quả kiểm tra, có tới 16% mẫu thịt chứa chất tạo nạc. Ảnh minh họa

Cụ thể, có tới 16% mẫu thịt phát hiện chứa chất tạo nạc Salmonella; 10,3% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất đã ban hành 1.198 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 21,8 tỷ đồng.

Hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất vật tư nông nghiệp ngoài danh mục, không đảm bảo chất lượng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, điều kiện vệ sinh nhà xưởng không đảm bảo ATTP

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y không có trong danh mục, tiêu hủy tại chỗ hơn 13 kg chất Vàng - ô tạo màu trong chăn nuôi gia cầm (Vàng - ô là một hóa chất nhập từ nước ngoài về, được dùng trong công nghiệp nhuộm vải sợi và xây dựng, không dùng trong thực phẩm), tịch thu 20 kg chất bột màu trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, vừa qua xuất hiện một số vụ việc gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân như buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng.

“Chất cấm phát hiện thời gian qua thuộc nhóm chất tạo nạc Salbutamol và chất Vàng ô được người dân mua về trộn vào thức ăn chăn nuôi. Chất kháng sinh cũng đang bị người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lạm dụng pha trộn vào thực ăn để ngừa bệnh hoặc coi như kích thích tăng trưởng nên để lại dư lượng kháng sinh trong thịt, thủy sản lớn. Nhưng hiện nay công tác quản lý thuốc kháng sinh chưa được chặt chẽ, người mua rất dễ, đưa cái này vào trong sử dụng chăn nuôi”, Bộ trưởng Phát nói.

Theo Bộ trưởng, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết phải xử lý được các vấn đề nổi cộm đang gây bức xúc trong nhân dân. Đó là vấn đề chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư kháng sinh trong thịt lợn, gà, thủy sản và thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả.

Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các Bộ ngành liên quan phát động đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm kéo dài từ nay đến hết tháng 2 năm 2016.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.