Khoảng 200 con động vật hoang dã mông trắng như tuyết

Tại Vân Long (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), trên những ngọn núi đá vôi xuất hiện khoảng 200 cá thể voọc mông trắng, loài đặc hữu quý hiếm, có tên trong “Sách Đỏ” của Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ.

Đàn voọc mông trắng lớn nhất Việt Nam

Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN trực tiếp đi dọc tuyến đê thuộc các xã Gia Hòa, Gia Vân...(huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) để quan sát những khối núi đá vôi trở thành đảo giữa biển nước mông mênh.

Clip: Khám phá Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và đàn Voọc mông trắng quý hiếm

Khối núi đá vôi mang hình dáng giống như tên gọi và được ví như: Núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiêng,... Đây thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với tổng diện tích tự nhiên hơn 3.500 ha.

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long ở tỉnh Ninh Bình nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: VT

### IMAGE 2 ###

Những chiếc thuyền nan dùng chở người dân, khu khách tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: VT

Với đặc điểm về tự nhiên núi đá vôi và đất ngập nước của vùng châu thổ sông Hồng, nên hệ động vật, thực vật ở Vân Long rất đặc trưng.

Thống kê cho thấy, hệ sinh thái thực vật tại Vân Long có 722 loài, thuộc 451 chi, 144 họ và 35 loài thực vật thủy sinh.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái động vật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có 39 loài, 19 họ, 8 bộ thú.

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-2

Những cá thể voọc mông trắng tại Vân Long. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-3

Voọc mông trắng, loài đặc hữu quý hiếm sống ở dãy núi đá thuộc phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long lâu nay đã trở thành nơi trú đông để sinh sống của nhiều loài chim di cư từ phương Bắc xuống. Đặc biệt, nơi sinh sống của quần thể voọc mông trắng lớn nhất Việt Nam.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Xuân Quang, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ sinh thái Vân Long cho biết: "Tôi thường xuyên thấy bầy voọc mông trắng đi kiếm ăn, phơi nắng. Hiện nay, khu vực Vân Long này có khoảng 200 cá thế voọc mông trắng, số lượng đàn voọc tăng lên qua các năm".

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-4

Những cá thể voọc mông trắng xuất hiện bên vách đá ở Ninh Bình. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-5

Việc chọn sống trên vách đá cao nhằm chống các loại thiên địch tấn công. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-6

Voọc mông trắng trong ống kính du khách nước ngoài. Ảnh: HTX Vân Long cấp

"Những con voọc mông trắng sống trên các ngọn núi, thường vào khoảng 16 giờ chiều hàng ngày thì chúng mới "lộ diện" và người dân, du khách sẽ quan sát được. Đa số, voọc chọn vách đá vôi dựng để kiếm ăn, cũng như chống các loại thiên địch", ông Quang cho biết thêm.

Voọc mông trắng quý hiếm

Theo ông Quang, thức ăn của voọc mông trắng là chồi cây, lá và quả cây. Voọc mông trắng có thời gian mang thai gần 7 tháng, mùa sinh sản tập trung từ cuối mùa thu đến mùa xuân năm sau, chỉ đẻ 1 con.

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-7

Một cá thể voọc mông trắng leo lên cây tre để lấy thức ăn. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-8

Trong phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đôi. khi đàn voọc mông trắng còn tìm đường xuống gần mép nước. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Được biết, trọng lượng của con voọc mông trắng trưởng thành từ 8-9 kg; chiều dài đầu và thân 0,46 - 0,665 m. Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen, có vệt lông trắng khá rộng hai bên má kéo dài lên phía trên vành tai.

Dấu hiệu nhận biết voọc mông trắng cụ thể hơn, đối với chân có bộ lông màu đen. Vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi; chân tay dài. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi màu đen.

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-9

Voọc mông trắng có cái đuôi rất dài. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Qua tìm hiểu, tập tính xã hội của voọc mông trắng được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lấn của các đàn khác. Xung đột giữa các đàn chủ yếu được giải quyết bằng sự biểu hiện đe dọa của các con đầu đàn.

Con đực đầu đàn thể hiện sự đe dọa bằng cách hú sau đó chạy rất nhanh và mạnh mẽ xung quanh diện tích khoảng 60m2. Con đầu đàn của đàn xâm nhập không hú và không biểu hiện đe dọa mà chỉ ngồi quan sát đối phương.

Khoang 200 con dong vat hoang da mong trang nhu tuyet-Hinh-10

Số lượng cá thể voọc mông trắng tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long tăng dần. Ảnh: HTX Vân Long cấp

Ngoài ra, khi kẻ xâm nhập thấy chủ nhà mạnh mẽ thì sẽ im lặng rút lui sau khoảng 30 phút. Trường hợp đàn xâm nhập "phớt lờ" sự đe dọa của chủ lãnh thổ, các cá thể trưởng thành của đàn chủ lãnh thổ, cả đực và cái sẽ cùng tấn công đối phương.

Voọc mông trắng có tên gọi khoa học là Trachypithecus delacouri, được đặt tên theo nhà điểu học người Mỹ gốc Pháp Jean Théodore Delacour, là một loài linh trưởng cỡ lớn, thuộc họ khỉ (Cercopithecidae), bộ Linh trưởng (Primates). Voọc mông trắng được xác định là loài đặc hữu của Việt Nam, không có ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất, có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và thế giới, xếp hạng CR-rất nguy cấp (Critically Endangered).

Loại rau xưa rẻ bèo là món ăn dành cho nhà nghèo, giờ thành đặc sản

Hiện nay, trên thị trường, giảo cổ lam có giá từ khoảng 250.000 đến 300.000 đồng/kg sấy khô; 100.000 đồng/kg rau giảo cổ lam,…

Giảo cổ lam là dược liệu cổ quý hiếm được sử dụng với rất nhiều công dụng trong y học. Ngoài ra nó còn là loại rau đặc sản được người thành phố "săn lùng" suốt một thời gian dài.

Giảo cổ lam là loài cây mọc hoang ở những khu rừng thưa, có độ ẩm thấp và khí hậu lạnh như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc.

Chúng có đặc điểm: cây thân thảo có thân mảnh, dễ gãy, mọc leo nhờ các tua cuốn đơn ở nách lá, có cây đực và cây cái riêng biệt; lá cây giống lá kép, có hình chân vịt khép kín, màu xanh thẫm; hoa mọc thành cụm có hình chuỳ, bông hoa nhỏ có màu trắng, các cánh hoa nở xòe rời nhau, tạo hình ngôi sao.

Bao phấn ở bông hoa dính thành đĩa, bầu hoa có 3 vòi nhuỵ; quả có hình cầu, kích thước 5 – 9mm, khi chín quả có màu đen.

Căn cứ vào đặc điểm của lá mà loại rau này được chia thành 3 loại: 3 lá, 5 lá và 7 lá. Mỗi một loại có đặc điểm khác nhau, hiệu quả và giá thành cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, giảo cổ lam được tìm thấy nhiều ở vùng núi Fansipan thuộc Sa Pa (Lào Cai) và núi đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Chị Như Loan (31 tuổi, Hòa Bình) - một vị khách thường xuyên dùng loại rau này cho biết: "Giảo cổ lam chính là loại rau dành cho người nghèo ở vùng quê mình khi xưa.

Nhớ hồi đó, chúng mình hay rủ nhau vào vùng núi đá vôi hái ngọn và lá cây còn tươi về để mẹ chế biến thành món ăn ngon như xào hoặc nấu canh. Mẹ mình bảo rằng rau giảo cổ lam mọc tự nhiên nên sạch, ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Tại Việt Nam, giảo cổ lam được tìm thấy nhiều ở vùng núi Fansipan thuộc Sa Pa (Lào Cai) và núi đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình.

Sau này, cuộc sống của mọi người khấm khá hơn, ít ai đi hái về làm rau ăn. Và vài năm trở lại đây, chúng bỗng trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng vừa chữa bệnh vừa làm rau ăn".

Theo chị Như Loan, do thị trường có nhiều khách hàng ưa chuộng giảo cổ lam, nên người dân ở Hòa Bình (quê chị Như Loan) đã tranh thủ hái loại rau này về bán. Họ thu hoạch lá và dây leo quanh năm, có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Loại giảo cổ lam được ưa chuộng nhất vẫn là loại 5 lá.

"Sau khi được thu hái, họ sẽ đem rau rửa sạch đất cát, chất bẩn, chặt thành đoạn nhỏ và đem phơi khô dưới ánh nắng lớn. Nhiều nơi còn sao vàng để dược liệu dậy mùi thơm hơn và bảo quản được lâu hơn.

Chế biến xong họ đóng cẩn thận vào túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nước, tránh mối mọt. Ngoài ra, nhiều nơi còn thu hoạch rau để bào chế bột thuốc hoặc dùng để làm nguyên liệu trong các loại thuốc Tây, thực phẩm chức năng", chị Như Loan cho hay.

Giảo cổ lam xào vô cùng ngon và bổ dưỡng.

Cũng theo chị Như Loan, một số người ở quê chị còn vào núi hái ngọn và lá non về bán trên mạng xã hội. Và chỉ sau vài phút đăng tải, họ đã bán hết vài cân rau với giá không hề rẻ.

"Hiện nay, trên thị trường, giảo cổ lam có giá từ khoảng 250.000 đến 300.000 đồng/kg sấy khô; 100.000 đồng/kg rau giảo cổ lam,… Đắt đỏ là vậy nhưng người thành phố vẫn dám chi để được thưởng thức món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng này", người phụ nữ Hòa Bình nói.

Món giảo cổ lam xào tỏi

Món ăn có vị hơi nhặng nhặng đắng, cộng thêm vị ngọt đầu lưỡi khiến bạn nhớ vị này mãi. Với món ăn này, chỉ xào đơn giản như món rau xào bình thường.

Canh trứng giảo cổ lam

Cách chế biến đơn giản nhưng hương vị có vị đắng lạ. Bạn chỉ cần nấu sôi nước lên cho lá giảo cổ lam vào, sau đó đánh thêm 1 quả trứng.

Vị ngọt thanh hơi đắng của giảo cổ lam kết hợp với vị thơm, quyện béo của trứng sẽ tạo nên một món canh vị rất lạ.

"Giảo cổ lam có nhiều công dụng vô cùng như bồi bổ cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, ổn định mỡ máu…", chị Như Loan cho hay.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Bỏ 1,5 tỷ đồng trồng loại rau 'xưa nhổ vứt đi', 8x Đồng Tháp thu bộn tiền

Với quyết định táo bạo, anh Võ Thanh Beo (34 tuổi, quê Đồng Tháp) cùng vợ tiên phong đưa rau má của Xứ thanh vào miền Tây trồng thủy canh, góp phần mang lại nhiều giá trị mới cho cây rau má đồng.

Điểm danh trọn bộ các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam (1)

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu sự đa dạng về các loài linh trưởng cao nhất thế giới. Tiếc rằng phần lớn trong số chúng đang có số phận bấp bênh, có thể biến mất trong tương lại không xa.

Diem danh tron bo cac loai linh truong quy hiem cua Viet Nam (1)
Cu li lớn (Nycticebus coucang) được ghi nhận ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Loài linh trưởng này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.
Diem danh tron bo cac loai linh truong quy hiem cua Viet Nam (1)-Hinh-2
Cu li nhỏ hay cu li chậm lùn (Nycticebus pygmaeus) có phạm vi phân bố rộng từ các tỉnh miền núi phía bắc đến khu vực Đông Nam Bộ, gồm cả TP HCM. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Quần thể voọc quý hiếm đang hồi sinh: Loài chỉ có ở Việt Nam!

Hiện nay, số lượng voọc mông trắng đã tăng lên và có dấu hiệu hồi sinh tốt ở tỉnh Ninh Bình và Hà Nam của Việt Nam. Chúng được xác định là loài đặc hữu của Việt Nam, không có ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất.

Quan the vooc quy hiem dang hoi sinh: Loai chi co o Viet Nam!
Vào cuối những năm 1980, các nhà khoa học cho hay có khoảng 300 cá thể voọc mông trắng (hay còn gọi voọc quần đùi trắng) ở Việt Nam.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.