Khám phá kinh ngạc về quá trình sản xuất nước hoa

(Kiến Thức) - Để sản xuất nước hoa người ta dùng đến các thành phần tự nhiên như hoa, cỏ, gia vị, trái cây, gỗ, rễ cây, nhựa thơm, lá... 

Kể từ khi lịch sử bắt đầu được ghi lại đã có những bằng chứng cho thấy, con người luôn cố gắng để che giấu mùi riêng của cơ thể mình bằng cách sử dụng nước hoa mô phỏng mùi thơm dễ chịu của tự nhiên. Các nghiên cứu cũng chỉ ra do sự khác biệt trong hóa chất cơ thể, nhiệt độ và mùi cơ thể mỗi người nên không có nước hoa nào sẽ có mùi giống hệt nhau trên hai người bất kỳ. Ngày nay, để sản xuất nước hoa người ta dùng đến các thành phần tự nhiên như hoa, cỏ, gia vị, trái cây, gỗ, rễ cây, nhựa thơm, lá, chất keo và các chất tiết từ thực vật... 
Kham pha kinh ngac ve qua trinh san xuat nuoc hoa
 Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, một số loại thực vật, chẳng hạn như hoa linh lan không có dầu tự nhiên. Trong thực tế, chỉ có khoảng 2.000 trong số 250.000 loài thực vật có hoa được biết đến có chứa các loại dầu thiết yếu. Do đó, các hóa chất tổng hợp phải được sử dụng để tái tạo mùi các chất không chứa dầu. Các hóa chất tổng hợp cũng được sử dụng để tạo ra mùi hương ban đầu không được tìm thấy trong tự nhiên. 
Một số thành phần nước hoa là sản phẩm từ động vật; ví dụ như mùi thầu dầu từ hải ly, xạ hương từ hươu đực và long diên hương từ cá nhà táng. Các chất chiết có nguồn gốc từ động vật thường được sử dụng như là chất cố định cho phép nước hoa bay hơi từ từ và tỏa mùi lâu hơn. Các chất cố định khác bao gồm than đá và các loại hắc ín than đá, hoặc hóa chất tổng hợp. Rượu và đôi khi cả nước được sử dụng để pha loãng thành phần trong nước hoa. Chính tỷ lệ rượu sẽ quyết định mùi hương nước hoa này là “eau de toilette" hoặc cologne.
Trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, các thành phần ban đầu phải được đưa đến các trung tâm sản xuất. Chất chiết từ thực vật được thu hoạch từ khắp nơi trên thế giới, thường chọn lựa bằng tay; sản phẩm từ động vật được thu được bằng cách chiết xuất các chất béo trực tiếp từ động vật. Hóa chất thơm sử dụng trong nước hoa tổng hợp được các nhà hóa học nước hoa tạo ra trong phòng thí nghiệm. Khi các loại dầu nước hoa đã thu thập được, chúng sẽ sẵn sàng để được pha trộn với nhau theo một công thức xác định bởi một bậc thầy trong lĩnh vực. Một loại nước hoa có thể gồm đến 800 thành phần khác nhau và các chuyên gia phải mất nhiều năm để phát triển công thức đặc biệt cho một mùi hương.
Sau khi mùi hương đã được tạo ra, nó được pha trộn với rượu. Lượng cồn trong một mùi hương có thể khác nhau rất nhiều. Hầu hết các loại nước hoa toàn phần có khoảng 10 - 20% chiết xuất dầu nước hoa hòa tan trong rượu và một ít nước. Nước hoa cologne có chứa khoảng 3 - 5% chiết xuất dầu pha loãng trong khoảng 80 - 90% cồn, nước chiếm khoảng 10%. Nước hoa eau de toilette có lượng dầu ít nhất, chỉ 2%, hòa trong 60 - 80% cồn và 20% nước.

Có nên sử dụng mỹ phẩm có vật liệu nano?

(Kiến Thức) - Theo PGS. TS Hồ Sơn Lâm, Viện Vật liệu ứng dụng TP.HCM, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng nano kim loại trong mỹ phẩm.

Lỗ hổng trong thông tin mỹ phẩm 
Khi công nghệ nano ra đời, nano vàng được sử dụng làm xúc tác cho các phản ứng hóa học (thường sử dụng vài phần trăm tẩm lên các chất mang khác nhau). Cấu trúc của nano vàng là hình cầu, có đường kính (tùy thuộc vào phương pháp tổng hợp) bằng 1/80 sợi tóc của chúng ta. Nano vàng loại hạt cỡ 90nm, độ sạch là 99,99 giá 1 gam khoảng 350USD.

Cây bồ đề được dùng để sản xuất... nước hoa

(Kiến Thức) - Bồ đề - cây thiêng trong đạo Phật - trên thực tế mang lại nhiều lợi ích bất ngờ, chẳng hạn dùng làm thuốc, nước hoa... 

Cây bồ đề, tên khoa học là Ficus religiosa, thuộc họ thực vật Moraceae. Về mặt khoa học, các bộ phận của cây chứa những hoạt chất hữu ích.
Cây bồ đề, tên khoa học là Ficus religiosa, thuộc họ thực vật Moraceae. Về mặt khoa học, các bộ phận của cây chứa những hoạt chất hữu ích. 
Nhựa cây bồ đề màu trắng đục, có mùi thơm, thường được sử dụng để chế biến nước hoa và dùng trong y học.
Nhựa cây bồ đề màu trắng đục, có mùi thơm, thường được sử dụng để chế biến nước hoa và dùng trong y học. 
Lá bồ đề chứa khoảng 9% chất đạm, 2,7% chất béo, 68,3% carbonhydrat, 15,9% chất xơ, dùng làm thực phẩm nuôi thú vật hay gia súc rất tốt, giúp tạo được những cân bằng cần thiết về nitrogen, calcium và phosphor.
Lá bồ đề chứa khoảng 9% chất đạm, 2,7% chất béo, 68,3% carbonhydrat, 15,9% chất xơ, dùng làm thực phẩm nuôi thú vật hay gia súc rất tốt, giúp tạo được những cân bằng cần thiết về nitrogen, calcium và phosphor. 
Vỏ thân cây bồ đề được dùng trong nhiều phương thuốc trị bệnh. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, chất xơ chế tạo từ Ficus religiosa giúp giảm mỡ máu, giảm chất béo trong gan.
Vỏ thân cây bồ đề được dùng trong nhiều phương thuốc trị bệnh. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, chất xơ chế tạo từ Ficus religiosa giúp giảm mỡ máu, giảm chất béo trong gan.
Nước chiết từ vỏ cây bồ đề cũng có tác dụng chữa loét dạ dày do thắt môn vị, theo các thử nghiệm trên chuột.
Nước chiết từ vỏ cây bồ đề cũng có tác dụng chữa loét dạ dày do thắt môn vị, theo các thử nghiệm trên chuột.  
Dịch chiết từ vỏ thân cây có tác động chống co thắt ruột và tử cung khi thử nghiệm trên nhiều loài động vật.
Dịch chiết từ vỏ thân cây có tác động chống co thắt ruột và tử cung khi thử nghiệm trên nhiều loài động vật. 
Nước trích từ quả bồ đề có tác dụng kháng khuẩn tụ cầu và khuẩn E. coli. Các chất bergapten và bergaptol trích từ vỏ thân đều có hoạt tính kháng khuẩn.
Nước trích từ quả bồ đề có tác dụng kháng khuẩn tụ cầu và khuẩn E. coli. Các chất bergapten và bergaptol trích từ vỏ thân đều có
 hoạt tính kháng khuẩn. 
Vỏ thân bồ đề có tác dụng làm mát, cầm máu nên được dùng trị tiểu đường, tiêu chảy, kinh nguyệt rối loạn, thần kinh bất ổn, bệnh đường tiểu và đường sinh dục của phụ nữ.
Vỏ thân bồ đề có tác dụng làm mát, cầm máu nên được dùng trị tiểu đường, tiêu chảy, kinh nguyệt rối loạn, thần kinh bất ổn, bệnh đường tiểu và đường sinh dục của phụ nữ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.