Giun đông lạnh 42.000 năm có thể hồi sinh và di chuyển

Sự hồi sinh của 2 con giun bị đông lạnh trong lớp băng vĩnh cửu cách đây 42.000 năm được xem là bước đột phá lớn của các nhà khoa học khi nghiên cứu công nghệ đóng băng.

Cả 2 con giun đông lạnh đều được tìm thấy ở Yakutia, vùng đất lạnh nhất của nước Nga. Một con giun đông lạnh khoảng 32.000 năm trong một hang động gần công viên Pleistocene được tìm thấy năm 2002 trong khi con còn lại, khoảng 47.000 năm được tìm thấy dưới lớp băng vĩnh cửu gần sông Alazeya vào năm 2015.

Giun dong lanh 42.000 nam co the hoi sinh va di chuyen
 Sự hồi sinh của 2 sinh vật hàng chục nghìn tuổi được xem là bước đột phá trong công nghệ đóng băng. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Nga phối hợp với Đại học Princeton, 2 sinh vật thuộc loại giun tròn này đã có thể di chuyển sau khi bị đóng băng kể từ kỷ Pleistocene.

"Chúng tôi đã thu thập được một số dữ liệu đầu tiên chứng minh khả năng tồn tại của các sinh vật đa bào trong các lớp băng ở Bắc Kinh", một nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết.

Hiện nay các nhà khoa học có khoảng 300 con giun từ thời tiền sử đã được rã đông trong phòng thí nghiệm tại Viện Sinh hóa và các vấn đề sinh học Khoa học đất ở Matxcơva để phục vụ cho nghiên cứu này.

2 con giun được hồi sinh đầu tiên cho thấy "dấu hiệu của sự sống" đã đặt những nền móng đầu tiên cho những nghiên cứu tiếp theo.

"Các dữ liệu của chúng tôi cho thấy cơ chế thích ứng của các tuyến trùng từ kỷ Pleistocen sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng đối với công nghệ đóng băng và sinh vật học vũ trụ", một nhà khoa học khẳng định.

Rùng mình loài giun chuyên ăn xương động vật

(Kiến Thức) - Loài giun chuyên ăn xương động vật này là loài giun Osedax, được phát hiện ngoài khơi khu vực California, Mỹ. Theo tiếng Latin, Osedax có nghĩa là “ăn xương”.

Rung minh loai giun chuyen an xuong dong vat
Loài giun chuyên ăn xương động vật này không có mặt, miệng, ruột, dạ dày. Nó được mệnh danh là loài giun "zoombie" vì có những đặc tính như những thây ma biết đi: tiết axit vào xương của động vật để làm phân hủy và ăn những chất dinh dưỡng từ đó. (Nguồn Khoahoc) 
Rung minh loai giun chuyen an xuong dong vat-Hinh-2
 Ở loài giun Osedax, con cái có kích thước khổng lồ, lớn gấp nhiều lần con đực. Điều đặc biệt là con đực sống ở bên trong con cái. Con cái có thể đưa vào bên trong cơ thể từ 50 - 100 con đực. (Nguồn Kenh14)

Giun bị đột biến thành 2 đầu khi sống trên vũ trụ

Loài giun Dugesia japonica đã phân chia vô tính và thậm chí một con biến thành phiên bản hai đầu.

Các nhà sinh học từ trường Đại học tổng hợp nghiên cứu tư nhân Tufts (Mỹ) đã gửi loài giun Dugesia japonica lên Trạm vũ trụ quốc tế trong vòng 5 tuần. Kết quả là họ phát hiện ra rằng, trong điều kiện không trọng lực và ảnh hưởng của lĩnh vực địa từ, loài giun này phân chia vô tính và thậm chí một con biến thành phiên bản hai đầu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.