Giun bị đột biến thành 2 đầu khi sống trên vũ trụ

Loài giun Dugesia japonica đã phân chia vô tính và thậm chí một con biến thành phiên bản hai đầu.

Các nhà sinh học từ trường Đại học tổng hợp nghiên cứu tư nhân Tufts (Mỹ) đã gửi loài giun Dugesia japonica lên Trạm vũ trụ quốc tế trong vòng 5 tuần. Kết quả là họ phát hiện ra rằng, trong điều kiện không trọng lực và ảnh hưởng của lĩnh vực địa từ, loài giun này phân chia vô tính và thậm chí một con biến thành phiên bản hai đầu.

Giun bi dot bien thanh 2 dau khi song tren vu tru
Hình ảnh giun bị đột biến. Nguồn: sputniknews.com 
Nghiên cứu này đã xuất hiện trên tờ tạp chí Regeneration.

Được biết, động vật trên được phóng vào không gian với chiếc đầu và đuôi bị cắt cụt (Dugesia japonica được biết đến với khả năng tự tái sinh). Chúng được giữ trong bóng tối trong ống nghiệm chứa đầy nước và không khí. Sau đó, những con giun này vẫn được theo dõi từ Trái đất trong vòng 20 tháng.

Theo số liệu của nhóm nghiên cứu, trong vòng 5 năm làm việc, không một con vật nào trong số 15.000 con có hiện tượng như vậy. Hơn nữa, mẫu thí nghiệm bị cắt cụt cả 2 đầu, từ vị trí đó xuất hiện 2 cái đầu chứ không phải một đầu và một đuôi.

Trong thí nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học dự định sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ trực tiếp trên trạm vũ trụ quốc tế ISS để giám sát quá trình tái tạo trong không gian từ đầu đến cuối.

Hé lộ mới về việc hình thành sự sống trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học từ đài quan sát Sloan Digital Sky Survey (SDSS) vừa công bố những quan điểm mới về việc hình thành sự sống trong vũ trụ.

Bằng cách phân tích và phân rã ánh sáng của hơn 150.000 ngôi sao, các nhà nghiên cứu dự án APOGEE (Apache Point Observatory Galactic Evolution Experiment) có thể lập bản đồ phân phối các nguyên tố trong thiên hà của chúng ta, sử dụng ánh sáng hồng ngoại để quan sát xuyên qua lớp bụi ngăn chặn các sóng ánh sáng thấy được.

Người ngoài hành tinh có thể giống cá hơn là con người?

Các nhà thiên văn tin rằng, phần lớn các thế giới có sự sống trong vũ trụ đều gần như có nước bao phủ hoàn toàn – có nghĩa là những sinh vật sống trên đó sẽ trông giống loài cá nhiều hơn là con người.

Tiến sĩ Fergus Simpson - công tác tại Viện khoa học vũ trụ của Đại học Barcelona - đã sử dụng một dạng thức toán học phức tạp tên là xác suất Bayes để đưa ra dự đoán rằng bề mặt của hầu hết các ngoại hành tinh sẽ được nước bao phủ hơn 90%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.