Bằng cách phân tích và phân rã ánh sáng của hơn 150.000 ngôi sao, các nhà nghiên cứu dự án APOGEE (Apache Point Observatory Galactic Evolution Experiment) có thể lập bản đồ phân phối các nguyên tố trong thiên hà của chúng ta, sử dụng ánh sáng hồng ngoại để quan sát xuyên qua lớp bụi ngăn chặn các sóng ánh sáng thấy được.
6 nguyên tố phổ biến nhất cho sự sống trên trái đất được tìm thấy đã được gọi chung là CHNOPS, bao gồm carbon, hygdro, nitro, oxy, phosphor và sulfur (chiếm hơn 97% khối lượng cơ thể người). Dự án APOGEE cũng tìm ra một mẫu nhất định của những nơi tập trung nhiều nhất mỗi nguyên tố, tất cả đều nằm ở vị trí gần trung tâm thiên hà Milky Way - thiên hà mà trái đất đang cư ngụ.
Bản đồ các nguyên tố sự sống vừa được công bố (Ảnh: SDSS) |
Trong bản đồ trên, các màu sắc trong quang phổ được vẽ thành những đường biến động lên xuống, kích thước của mỗi đường thể hiện số lượng của các nguyên tố trong bầu khí quyển của một ngôi sao. Bên trái là cơ thể người sử dụng các màu sắc trên để nêu bật vai trò quan trọng của các nguyên tố này trong cơ thể, ví dụ như oxy trong phổi và phosphor trong xương (trên thực tế 6 nguyên tố này có mặt đều khắp cơ thể). Khung nền minh họa ấn tượng của một nghệ sĩ về thiên hà Milky Way với các chấm xanh là thước đo APOGEE về sự giàu có của oxy trong các ngôi sao khác nhau, các chấm sáng hơn biểu thị mức độ giàu oxy cao hơn.
SDSS, “ cục pin năng lượng cho các quan sát bầu trời”, là một dự án thu thập dữ liệu khổng lồ đã và đang thành công trong 17 năm qua, theo người phát ngôn Karen Masters.
Như chúng ta đã biết, thông thường các ngôi sao sẽ có tuổi lớn hơn phần trung tâm nên sẽ có thêm nhiều nguyên tố sự sống ở phần bên trong trẻ hơn phần bên ngoài. Vì vậy, có thể phần trung tâm sẽ có nhiều cơ hội cho sự sống trong vũ trụ hơn, theo Astronomy.
Một nhà khoa học khác là Johanna Teske đến từ học viện khoa học Carnegie cũng đã trình bày một nghiên cứu mới về một mô hình các loại hành tinh sẽ tạo thành xung quanh các ngôi sao, sử dụng các quan sát mới nhất của SDSS trên đây.
Các khoáng chất có thể có ở những độ sâu khác nhau của 2 ngôi sao Kepler 102 và Kepler 407 (Ảnh: Carnegie DTM) |
Vì các ngôi sao và hành tinh của chúng cuối cùng sẽ hợp nhất từ các đám mây khí và bụi giống nhau nên mô hình này sẽ soi đường cho sự hình thành những thế giới (hành tinh) mà các ngôi sao đi cùng.
Đặc biệt, Teske còn chia sẻ những khám phá từ các mô hình cho 2 ngôi sao có hành tinh mang tên Kepler 102 và Kepler 407. Ông cho biết những mô hình này có thể giúp các nhà thiên văn học tập trung vào các mục tiêu tốt nhất cho các loại viễn vọng kính thế hệ mới nhất như James Webb Space Telescope để quan sát chúng gần hơn và dễ dàng tìm ra sự sống trên các hành tinh khác một ngày nào đó.
Như vậy, cho đến nay Trái Đất vẫn là thế giới duy nhất trong loại hành tinh có sự sống mà chúng ta đã biết. Vấn đề chỉ là thời gian để giới khoa học đi xa hơn.